Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Sáng 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

quang-phuong.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ giúp thu hút nhân tài vào quân đội

Các ĐBQH tán thành với việc sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện hành nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng quân đội nhân dân tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2030 xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội “là ngành lao động đặc biệt”.

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH quan tâm cho ý kiến đối với quy định tại Điều 13 dự thảo Luật về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan. Theo đó, dự thảo Luật quy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm theo hướng cấp úy là 50 tuổi, thiếu tá là 52 tuổi, trung tá là 54 tuổi, thượng tá là 56 tuổi, đại tá là 58 tuổi, cấp tướng là 60 tuổi.

be-minh-duc.jpg
ĐBQH Bế Minh Đức (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng với đó, dự thảo Luật cũng quy định, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 không quá 5 năm; sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

ĐBQH Bế Minh Đức (Cao Bằng) cho rằng, việc nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm như dự thảo Luật là cần thiết. Bởi, Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025 cũng quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm đối với nam và 30 năm đối với nữ mới được hưởng mức lương hưu tối đa bằng 75%.

dbqh-to-van-tam-kon-tum-1.jpg
ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt và cũng phù hợp với việc xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh. Việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ còn nhằm thu hút nhân tài vào quân đội.

So sánh với hạn tuổi phục vụ của sĩ quan cấp úy hiện hành với tuổi nghỉ hưu được quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội hay hạn tuổi phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp quy định tại Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015, ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) nhận thấy, sĩ quan cấp úy quân đội nghỉ hưu trước từ 10 đến 15 năm so với công chức, viên chức và sớm hơn 6 năm so với quân nhân chuyên nghiệp.

“Như vậy, trong cùng một lực lượng vũ trang, cùng một đơn vị thì quân nhân chuyên nghiệp ở vị trí nhân viên lại có thời gian công tác dài hơn, trong khi cán bộ chỉ huy, cán bộ làm trợ lý, chịu trách nhiệm tham mưu, trực tiếp triển khai các nhiệm vụ lại về hưu trước. Đây là một bất cập của quy định pháp luật hiện hành”, đại biểu Thái Thị An Chung nhấn mạnh.

Bổ sung chính sách với sĩ quan sau khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái

Một lý do khác khiến các đại biểu Quốc hội tán thành nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của các sĩ quan là với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, nếu không nâng hạn tuổi phục vụ sẽ khiến các sĩ quan nghỉ hưu sớm và nhận lương hưu thấp.

ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Qua phản ánh cử tri công tác trong lực lượng quân đội nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đại biểu Thái Thị An Chung cho biết, trong số các sĩ quan nghỉ hưu tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có 41% sĩ quan nhận lương hưu từ 56 - 66%, 44% sĩ quan nhận lương hưu từ 67 – 72%, chỉ có một tỷ lệ ít nhận lương hưu 75% trở lên.

Trong khi đó, với độ tuổi nghỉ hưu của cấp úy, cấp tá thì gánh nặng chăm lo gia đình, chu cấp cho con cái ăn học đang còn, nhất là trong xu hướng lập gia đình, sinh con muộn hiện nay. Nhưng sau khi nghỉ hưu, họ không dễ kiếm công việc khác. Do đó, đại biểu cho rằng, việc nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội là phù hợp, giúp nâng lương hưu cho các sĩ quan, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của họ.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho rằng, việc tăng hạn mức phục vụ tại ngũ với sĩ quan quân đội nhân dân từ 1 - 5 tuổi như thể hiện tại dự thảo Luật sẽ tăng thêm thời gian cũng như mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, làm gia tăng sự tích lũy đối với quỹ bảo hiểm xã hội, góp phần thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng trong các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn.

Nhất trí với tăng tuổi phục vụ tại ngũ từ 1 đến 5 tuổi nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ, hiện đại, song ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) băn khoăn với quy định tại dự thảo Luật về hạn tuổi phục vụ tại ngũ với cấp tướng là 60 tuổi. Đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, xem xét điều chỉnh tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cấp tướng quân đội lên 62 tuổi, để bảo đảm tính thống nhất giữa các lực lượng vũ trang, góp phần trọng dụng nhân tài và tương quan giữa 2 lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, số lượng cấp đại tá và cấp tướng chiếm tỷ lệ nhỏ nên việc kéo dài tuổi nghỉ hưu không tác động nhiều đến tổng quân số. Trong khi đó, đây là cơ chế để tiếp tục phát huy kinh nghiệm, trình độ của các sĩ quan này trong thời bình

Quan tâm đến quy định về sĩ quan biệt phái, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, Điều 24 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện hành quy định căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định. Điều 29 của dự thảo Luật này cũng quy định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan biệt phái.

Tuy nhiên, tại Luật hiện hành và dự thảo Luật không có quy định về việc bảo đảm quyền lợi của sĩ quan sau khi hết hạn biệt phái. Do đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung chế độ, chính sách đối với sĩ quan khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 3.11, tại TP. Nha Trang, Đoàn khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn chủ trì đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.