Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"

Chiều 28.10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 11 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sơn La) đều nhất trí rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan nhằm phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

43992.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 11. Ảnh: Xuân Tùng

Luật Sĩ quan năm 1999 được Quốc hội Khóa X thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu, có hiệu lực từ ngày 1.4.2000 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 2008, 2014. Qua gần 10 năm thực hiện, Luật đã tạo động lực để đội ngũ sĩ quan phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, thực sự là nòng cốt trong xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Sĩ quan xuất hiện những vướng mắc, bất cập như: Chức vụ của sĩ quan; tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan; trần quân hàm cấp tướng; rút ngắn thời hạn xét thăng quân hàm cấp úy; chế độ, chính sách đối với sĩ quan... đã đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

img-4615-4666.jpg
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Tổ trưởng Tổ 11 tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy

Cho ý kiến về dự án luật, ĐBQH Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng, với sự phát triển của đất nước, của sự nghiệp xây dựng quân đội nói chung, xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội nói riêng. Việc điều chỉnh, bổ sung một số điều sẽ tạo cơ sở pháp lý xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội là một yêu cầu tất yếu trong tình hình hiện nay.

Đại biểu đồng tình với định hướng sửa đổi, bổ sung Điều 13 về tuổi tại ngũ của sĩ quan quân đội. Đại biểu đánh giá, việc sửa đổi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và trước tác động của các yếu tố an ninh truyền thống, phi truyền thống. Giúp cho sĩ quan có nhiều thời gian phục vụ cho quân đội, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo chuyên sâu, đặc thù, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

“Việc nâng độ tuổi phục vụ tại ngũ sĩ quan vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, vừa thể hiện chính sách ưu việt, làm cơ sở để thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực của quân đội, đồng thời còn đảm bảo kịp thời phục vụ công tác cán bộ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”, ĐBQH Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) nhấn mạnh.

img-4614.jpg
ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Cùng quan điểm, ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) đánh giá, việc sửa đổi luật là cần thiết và cấp bách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, bao gồm cả vai trò của quân đội trong thời bình, như ứng phó với thiên tai, bão lụt.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Chí Cường cho rằng, cần nghiên cứu kỹ các nội dung sửa đổi trước khi trình thông qua. Theo đại biểu, cần xem xét lại việc liên kết với quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Bộ luật Lao động. Nếu giữ nguyên quy định về thời gian đóng bảo hiểm, sẽ dẫn đến một số sĩ quan không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Đồng thời, cần cân nhắc việc quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan quân đội, có thể tính từ thời điểm nhập ngũ hoặc học tại các học viện quân sự.

Đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật sĩ quan QĐND Việt Nam, ĐBQH Hoàng Thị Đôi (Sơn La) cho rằng, các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung luật đã được Chính phủ báo cáo đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội.

Đại biểu nhất trí với việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan theo cấp bậc quân hàm so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu tăng thêm tuổi phục vụ đối với một số nhóm sĩ quan đã được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm và sức khỏe để tiếp tục phục vụ, nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực quý giá này.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.