Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7:

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

hn-chuyen-trach1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long
pctqh-nguyen-duc-hai.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Đánh giá kỹ lưỡng tác động không mong muốn khi áp mức thuế mới

Quan tâm đến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nêu rõ, qua tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia, nước giải khát và gần đây nhất là Hội thảo tham vấn hoàn thiện dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do VCCI tổ chức ngày 18.3, các ý kiến đều nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia. Vấn đề là tăng bao nhiêu, lộ trình, thời điểm áp dụng như thế nào thì cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, nhất là đánh giá đầy đủ, đúng đắn những tác động không mong muốn khi áp mức thuế mới.

hn-chuyen-trach8.jpg
ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu cho biết, cùng với cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp đồ uống mới đi qua đại dịch Covid – 19, bão lũ càn quét cùng với tác động, ảnh hưởng tiêu cực khác đã làm sụt giảm lớn về doanh thu, lợi nhuận, giảm mức đóng thuế cho các địa phương. Các doanh nghiệp đồ uống hiện rất khó khăn và cần sự hỗ trợ để vực dậy, vươn lên. Do đó, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần cân nhắc đến bối cảnh khó khăn chung này.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng cho biết, theo đề xuất của Chính phủ về các phương án dự kiến tăng mức thuế đều dẫn đến giá tăng cao, người tiêu dùng có thể tìm đến sản phẩm rẻ tiền hơn, kích hoạt sản xuất thủ công, buôn lậu, vừa gây thất thu thuế, gia tăng rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng và những hệ lụy khác”.

Mặt khác, việc tăng thuế mặt hàng rượu bia sẽ có tác động, ảnh hưởng đến hàng chục mặt hàng đầu vào nhiên liệu, ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của hàng triệu người, trong khi họ chưa sẵn sàng cho việc thay đổi này sẽ tạo ra cú sốc, làm quan ngại về việc làm và an sinh xã hội.

Để hài hòa lợi ích doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng, đại biểu Hoàng Đức Thắng cần áp dụng phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia theo phương án 1 như dự thảo Luật. Như vậy sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng có thời gian chấp nhận và thích nghi với việc tăng thuế mới, đồng thời bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, điều tiết tiêu dùng, hài hòa lợi ích sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Tăng thuế các mặt hàng có hại cho sức khỏe phải đi đối với tuyên truyền, vận động

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhấn mạnh mục tiêu của việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng những sản phẩm có hại cho sức khỏe và có ảnh hưởng không tốt tới cộng đồng, chuyển sang sản phẩm tiêu dùng thay thế có lợi hơn. Theo đó, sản phẩm thuốc lá và rượu, bia là sản phẩm tiêu dùng có hại cho sức khỏe, nên đương nhiên phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu dùng. Tuy nhiên, đánh thuế như thế nào để giảm tiêu dùng?

hn-chuyen-trach12.jpg
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong dự thảo Luật đang đưa ra phương án từ năm 2026 – 2030, mỗi năm sẽ tăng 5% mức thuế đối với sản phẩm rượu, bia và tăng 1 nghìn đồng/năm với một bao thuốc lá. "Việc tăng đều mức thuế theo năm có ý nghĩa gì? Có làm cho người tiêu dùng thay đổi hành vi không tiêu dùng?" Đặt câu hỏi này, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo cách mỗi năm tăng một chút thực chất không thể thay đổi hành vi mà là để người tiêu dùng dễ thích nghi hơn, vẫn cứ tiêu dùng. Do vậy, nên bỏ hình thức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá theo năm, mà tăng từng lần một, mỗi một lần có thể tăng nhiều. "Lần đầu tiên tăng rất cao và sau đó khoảng 5 năm lại tiếp tục tăng cao".

Lý giải cho đề xuất trên, đại biểu Hoàng Văn Cường chỉ rõ, thay đổi hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc lá, rượu bia đối với người Việt Nam hầu như không bị tác động nhiều nếu như chỉ tăng giá đơn thuần. Trước đây, chúng ta cũng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia nhưng mức độ tiêu dùng giảm không đáng kể, cho đến khi có Nghị định 100/2019/NĐ – CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt. "Tức là phải bằng các biện pháp mang tính chất giáo dục, cưỡng, bức, hành chính. Chính vì vậy khi thay đổi phải cần có thời gian", đại biểu nói.

Theo phương án đánh thuế hiện nay, mức giá bán lẻ thuốc lá sẽ tăng lên 65%, nhưng tỷ lệ người tiêu dùng chỉ giảm 4%. Trên thế giới, cứ tăng 10% về giá, có thể giảm 4% về tiêu dùng, điều này chứng tỏ thay đổi về giá không làm ảnh hưởng nhiều lắm đến hành vi tiêu dùng ở nước ta. Do vậy, bên cạnh việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như rượu, bia, sức khỏe phải tăng tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được hành vi này.

“Chúng ta phải có thời gian tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nếu đánh thuế ngay lập tức, thì người dân đã chấp nhận mức giá này, không thay đổi được hành vi tiêu dùng”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

toan-canh.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Đối với thuế bia, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng dịch vụ. Tiêu dùng dịch vụ giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập quốc dân. Chúng ta đang áp dụng chính sách khuyến khích tiêu dùng dịch vụ bằng việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong năm 2025. Trong khi năm 2026 lại tăng thuế tiêu dùng đặc biệt với bia, như vậy là giảm thuế giá trị gia tăng nhưng lại tăng mức thuế tác động đến tiêu dùng trực tiếp. Do đó, đại biểu đề nghị không nên áp dụng tăng thuế với bia từ năm 2026, mà nên áp dụng từ năm 2027, dành riêng một năm tuyên truyền, vận động và thay đổi hành vi này.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các ý kiến phát biểu bày tỏ sự quan tâm đến lộ trình và mức thuế đối với rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát có đường, ô tô pick up chở hàng… Đây đều là ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tiếp thu, giải trình thuyết phục. Đồng thời, cơ quan soạn thảo cần làm rõ những vấn đề thuộc về cam kết quốc tế, những vấn đề gì tác động đến hành vi người tiêu dùng, vấn đề gì cần có ý kiến của các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn.

“Những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về tài chính, thuế để điều tiết, nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh, điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và cho biết, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đều khẳng định cần tăng thuế, nhưng phải có lộ trình phù hợp.

Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam

Chiều 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đồng chủ trì hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Brazil
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Brazil vừa diễn ra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập và cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil, đưa hợp tác trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh

Chiều 28.3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hồ Chí Minh.

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.