Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn là cần thiết

Theo các chuyên gia, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn là cần thiết để hướng đến hạn chế tiêu dùng sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần cân nhắc mức thuế cũng như lộ trình, nên phân định giữa sản phẩm bia và rượu.

Cần thiết phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Chiều 31.7, tại Tọa đàm Bảo đảm lợi ích bền vững khi sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (Vneconomy) tổ chức, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là hạn chế tiêu dùng những sản phẩm không thiết yếu hoặc không có lợi cho sức khỏe, đồng thời hạn chế sản xuất.

Đối với đồ uống có cồn, nếu lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe. Do vậy, việc đưa đồ uống có cồn là đối tượng của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt rất đúng và cần thiết. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo các quốc gia tăng biện pháp để hạn chế tiêu dùng sản phẩm này.

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, Cơ quan soạn thảo đề xuất lộ trình tăng thuế suất đến năm 2030 với đồ uống có cồn. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất từ năm 2026, dự kiến khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Bộ Tài chính đề xuất hai phương án về thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn 2026 – 2030. Phương án 1, năm 2026, khi tăng thuế suất cao hơn 5% quy định hiện hành thì giá bán các sản phẩm sẽ tăng 10% so với năm 2025. Phương án 2, năm 2026, khi tăng thuế suất cao hơn 15% quy định hiện hành thì giá bán các sản phẩm sẽ tăng 20% so với năm 2025, Bộ Tài chính nghiêng về phương án này.

Sau đó, trong vòng 4 năm tiếp theo, trong cả hai phương án trên, Bộ Tài chính đề xuất tăng 5%/năm liên tiếp khiến giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để bảo đảm giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Đến năm 2030, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu trên 20 độ tăng lên mức 90 - 100% (cao hơn hiện hành 25 - 35%); rượu dưới 20 độ lên mức 60 - 70% (cao hơn hiện hành 25 - 35%).

Khẳng định việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn là cần thiết, song điều này có thực sự hạn chế tiêu dùng với sản phẩm này không là điều khiến GS.TS Hoàng Văn Cường băn khoăn.

Ông phân tích, ở nước ta, việc sử dụng đồ uống có cồn là rượu, bia khá phổ biến, trở thành thói quen trong đời sống xã hội. Việc đánh thuế đẩy giá bán rượu, bia tăng sẽ khiến một số người sẽ hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, cũng có thể một số người lại chuyển sang sử dụng sản phẩm tự sản xuất hoặc nhập lậu không được kiểm soát về chất lượng. Do vậy, cùng với tăng thuế, cần phải đi kèm với công tác tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng hiểu về tác hại của sản phẩm này, từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng.

Mặt khác, khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo đề xuất của Bộ Tài chính chắc chắn sẽ có tác động tới nền kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ vốn chiếm tới 60% trong cơ cấu GDP. Các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia cũng sẽ bị ảnh hưởng do phải thu hẹp sản xuất, qua đó tác động tới tăng trưởng kinh tế.

"Không phải vì lo doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà chúng ta không áp thuế này”, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh. Song, theo ông, nếu áp thuế mà dẫn đến hành vi tiêu dùng không tốt thì phải cân nhắc ở mức thuế ra sao, để dùng thuế đó tác động lên thay đổi hành vi.

Thừa nhận đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn đối với đồ uống có cồn “là điều không tránh khỏi”, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Giảng viên Học viện Tài chính, cho rằng, quan trọng nhất cần phải trả lời câu hỏi “chúng ta muốn gì khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn?”.

Nếu chúng ta thực sự muốn thay đổi hành vi một cách quyết liệt, cần ưu tiên cho đánh thuế cao. Song, nếu tính toán đến các yếu tố khác như ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đến ngành hàng, đến công ăn việc làm của người lao động, thì cần cân nhắc mức thuế và thời điểm áp dụng, ông nói.

Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt chung cho bia và rượu -0
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn là cần thiết. Ảnh minh họa ITN

Nên có mức thuế, lộ trình riêng

Một vấn đề được các đại biểu quan tâm là có nên áp dụng chung chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu và bia?

Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam, ở nước ta, thị trường bia và rượu khác nhau rất nhiều; ngay với thị trường rượu cũng phân chia rượu vang với rượu mạnh. Với sản phẩm bia, hầu hết là sản xuất trong nước và kiểm soát được. Với sản phẩm rượu, một lượng lớn được sản xuất thủ công, không được kiểm soát chất lượng cũng như không thu được thuế.

Mặt khác, độ cồn của bia và rượu khác nhau, ảnh hưởng sức khỏe cũng khác nhau. Do đó, nên có đánh giá tác động riêng cho bia và rượu để có chính sách, lộ trình tương ứng, không nên gộp chung chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt. Ở các nước đánh thuế theo độ cồn, bà Vân thông tin.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Đặng Thúy Hà, Chuyên gia nghiên cứu hành vi tiêu dùng, Giám đốc khu vực miền Bắc, NielsenIQ Việt Nam, cho rằng, do rượu và bia có nhiều cấp độ cồn khác nhau nên chính sách thuế “không được quy về một mối”.

Cùng với đó, chính sách thuế phải làm cho người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Bởi lẽ, nghiên cứu đã chỉ ra, việc tăng giá bán có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang thương hiệu khác, trong đó xu hướng mua hàng trực tuyến, hàng không rõ nguồn gốc (xách tay) là có.

Tái khẳng định việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn là rất cần thiết để hướng tới hạn chế tiêu dùng, với điều kiện phải kết hợp công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, sự thay đổi nhận thức cần có quá trình. Do vậy, cần cân nhắc lộ trình tăng thuế.

Theo đại biểu, năm 2026 tăng 10% sẽ tạo dấu ấn cả về mặt truyền thông và tác động xã hội, nhưng nếu năm sau chỉ tăng 5% sẽ khó duy trì dấu ấn này. Thay vào đó, có thể 2 – 3 năm sau nữa tiếp tục tăng 10% sẽ tạo làn sóng truyền thông, qua đó tạo sự thay đổi về nhận thức, tiến tới thay đổi hành vi. Đích đến là phải tăng thuế lên một mức nhất định, nhưng đích đó có thể dài hay ngắn, không nên quá nóng vội, ông nói.

Theo dự kiến, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và thông qua vào Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn phải đánh giá tác động, dự báo tác động bằng con số cụ thể. Khi có bằng chứng thuyết phục, việc thuyết phục các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua sẽ không khó khăn, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách phát biểu.

Kinh tế

Cả nước hiện có 33 cơ sở, xí nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đầu máy, toa xe đường sắt
Kinh tế

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cú huých cho ngành cơ khí chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là thị trường lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bất động sản có cơ hội phục hồi trên diện rộng

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, trong quý IV.2024, bất động sản có cơ hội ghi nhận phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện các xu hướng mới, nổi bật là bất động sản xanh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường.

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55-60% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước.
Kinh tế

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55 - 60% linh kiện sản xuất trong nước

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ, thân vỏ xe... Theo đó, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045.

Ông Phạm Văn Việt
Kinh tế

'Chúng tôi đã vững tin để hoạch định chiến lược dài hạn!'

Tham dự cuộc gặp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các doanh nhân tiêu biểu trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean PHẠM VĂN VIỆT cho biết rất vui mừng và vinh dự. “Cuộc gặp đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp, khiến chúng tôi vững tin hoạch định chiến lược dài hạn”, ông chia sẻ.

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước
Bất động sản

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước

Trong quá trình phát triển thần tốc của một thành phố biên mậu như Móng Cái (Quảng Ninh), việc tìm kiếm một không gian lý tưởng, giúp giữ gìn và nuôi dưỡng những giá trị của mô hình gia đình truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu những điều đó, Vinhomes đã kiến tạo nên Vinhomes Golden Avenue như một tâm điểm đáng sống, nơi mọi nhu cầu của các thế hệ đều được đáp ứng hoàn hảo.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam
Kinh tế

Doanh nghiệp mạnh, đất nước sẽ hùng cường!

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, cần xác định doanh nghiệp, doanh nhân là động lực tăng trưởng mới; do đó, về phía Nhà nước cần có nhiều chính sách có lợi hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lớn mạnh, đất nước tất sẽ hùng cường, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ.

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng
Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng

Muốn phát triển đất nước, đầu tiên phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với lợi thế của đất nước, trong đó có kinh tế rừng bởi đây là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn cùng sự nghèo đói, trải dài ở các vùng biên.

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng
Doanh nghiệp

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng

KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu (KPI) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược và quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

“Trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ và vị thế Việt Nam đang lên, cộng đồng doanh nhân khao khát sáng tạo, cống hiến. Đây cũng là lúc tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được đề cao hơn bao giờ hết và các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU chia sẻ.

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, Công ty CP XD Phú An Thịnh gần như trúng tuyệt đối các gói thầu đầu tư công khi tham gia, với tổng giá trị hơn 2.760 tỷ đồng. Tuy nhiên, các gói thầu này có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, có gói thầu trúng trị giá gần 25 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 3 triệu đồng.