Luật Đất đai (sửa đổi)

Tăng năng lực cho cán bộ tài nguyên, môi trường

Để đưa Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, bên cạnh tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật, cần tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tài nguyên môi trường. Bởi, năng lực của đội ngũ này nếu không được nâng lên để đáp ứng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đưa luật vào thực tế cuộc sống...

Để Luật Đất đai ( sửa đổi) được triển khai thực hiện hiệu quả, cần nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác địa chính
Để Luật Đất đai (sửa đổi) được triển khai thực hiện hiệu quả, cần nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác địa chính

Xử lý rốt ráo những chồng chéo, mâu thuẫn

Nhấn mạnh đất đai và quản lý đất đai là lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời sống và là mối quan tâm của từng người dân, tại cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành hữu quan về kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ: việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đã góp phần giải quyết nhiều tồn tại, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai; đồng thời, góp phần kiến tạo cho sự phát triển sắp tới với tư duy, quan điểm mới và đột phá.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết: để Luật Đất đai (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Tổ biên tập Dự án Luật và các đơn vị liên quan rà soát các quy định, đề xuất xây dựng các nghị định, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; mặt khác, tiến hành rà soát các luật, quy định liên quan, tham mưu Chính phủ chỉ đạo sửa đổi để bảo đảm đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi). Theo dự kiến, sẽ xây dựng các dự thảo nghị định về các vấn đề liên quan như: quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; quy định về giá đất; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quy định về điều tra cơ bản đất đai; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... để lấy ý kiến các địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và các sở, ngành liên quan tập trung nghiên cứu ngay và có lộ trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn. Trong đó, quan trọng nhất là phải tổ chức xây dựng hệ thống văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương để đến ngày 1.1.2025, khi Luật chính thức có hiệu lực thì phải có sự đồng bộ giữa nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành và quy định của UBND tỉnh, thành phố, bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, để luật đi vào đời sống, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng cần khẩn trương rà soát, thống kê những nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn và không thống nhất giữa Luật Đất đai (sửa đổi) với các đạo luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Công chứng, Luật Khoáng sản, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... cũng như các ngành liên quan khác.

Cụ thể, liên quan đến vấn đề quy hoạch, luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) chỉ rõ: về nguyên tắc, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng phải có sự thống nhất cả về không gian, thời gian, phù hợp mục đích sử dụng đất và hỗ trợ nhau trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại quy hoạch. Tuy nhiên, chưa có quy định về mối liên quan giữa việc thực hiện của 2 loại quy hoạch. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng có những điểm khác biệt nhau gây khó khăn trong công tác quản lý và thực hiện. Cụ thể: thời kỳ quy hoạch không thống nhất, đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm còn quy hoạch xây dựng có nhiều kỳ gồm 5 năm, 10 năm, 20 năm và dài hơn tùy theo từng tỷ lệ lập quy hoạch...

Liên quan đến giao, cho thuê và sử dụng đất, thực tế công tác giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các địa phương còn xảy ra tình trạng nhiều công trình sử dụng đất không đúng mục đích so với quyết định giao đất, cho thuê đất, gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung cũng như nhiều bất cập khác.

Nhiều trường hợp trước đây giao đất để xây dựng công trình khi chưa có quy hoạch tổng thể hay kế hoạch sử dụng đất dẫn đến không bảo đảm điều kiện kết cấu hạ tầng cũng như các điều kiện về vệ sinh môi trường; chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Việc sử dụng đất cũng có nhiều sai phạm, như: sử dụng không đúng mục đích được giao; sai diện tích, vị trí; không đúng tiến độ; không sử dụng đất hoặc bỏ hoang... Do đó, cần có thống kê, rà soát, phân loại để xử lý từng trường hợp, vì có sự khác biệt giữa Luật mới và cũ, nếu không xử lý triệt để, rốt ráo sẽ rất khó cho việc triển khai các trường hợp tồn đọng về sau.

Cụ thể cơ chế phối hợp, trách nhiệm của các bên liên quan

Luật Đất đai (sửa đổi) đã có quy định về tách việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, trách nhiệm của các bên liên quan nên sẽ rất khó triển khai khi luật có hiệu lực. Vì vậy, việc ban hành quy trình cụ thể để sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và đơn vị thiết kế, thi công chặt chẽ, hiệu quả, giúp việc triển khai các dự án được đẩy nhanh sớm đưa vào khai thác, sử dụng là cần thiết.

Cũng theo nhiều chuyên gia luật, để Luật Đất đai (sửa đổi) sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, cần nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tài nguyên và môi trường, nhất là cán bộ ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Quan tâm tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác này. Bởi, trình độ của đội ngũ này nếu không sớm được nâng cao để đáp ứng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đưa Luật vào cuộc sống. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm về đất đai, gây khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, đặc biệt trong giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Lập pháp

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn phát biểu tại hội trường
Xây dựng luật

Giảm tối đa lãng phí, thiệt hại của các bên liên quan

Góp ý về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá, việc thí điểm là rất cần thiết và thiết thực, giảm tối đa lãng phí và thiệt hại của các bên có liên quan.

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.