Tăng giám sát để nguồn lực giảm nghèo đi đúng hướng

Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình), Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát; ứng dụng khoa học công nghệ để bảo đảm nguồn lực của Chương trình theo đúng nội dung, mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ giải ngân mới đạt trên 38%

Tại tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững - vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, do Báo Kiểm toán tổ chức sáng 25.3, ông Vũ Văn Tám, Trưởng phòng Đầu tư dự án 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V thông tin: Chương trình được Quốc hội phê duyệt có tổng kinh phí tối thiểu 75.000 tỷ đồng nhưng trong hai năm 2021 - 2022 mới phân bổ được 9.526 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,7% tổng kinh phí. Kết quả kiểm toán giai đoạn 2021 - 2022 cho thấy, tỷ lệ giải ngân bình quân chung mới đạt 38,6%, trong đó vốn đầu tư đạt 43,2%, vốn sự nghiệp chỉ 29,9%. Đây là mức giải ngân tương đối thấp so với các chương trình đầu tư công trung hạn khác.

Ảnh: Nam Thái
Ảnh: Nam Thái

Lý giải nguyên nhân, ông Tám cho biết, trước tiên bởi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Tiếp đó, việc giao vốn từ Trung ương xuống địa phương còn chậm, đến tháng 5.2022 Chính phủ mới phân bổ vốn năm 2022 cho các địa phương. Tháng 7.2022, các văn bản hướng dẫn của các ban ngành mới có hiệu lực thi hành, song lại chưa sát thực tế, bất cập, gây lúng túng cho địa phương. Ngoài ra, các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình thường có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, song thời gian lập, thẩm định, phê duyệt lại kéo dài.

Nguyên Phó Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trước đây) Phạm Hồng Đào cho biết, trong quá trình thực hiện Chương trình phát sinh một số vướng mắc. Ví dụ, dự án về hỗ trợ dinh dưỡng, hỗ trợ nhà ở chưa được phân bổ vốn trong năm 2022 dẫn tới các đối tượng trong diện thụ hưởng không được thụ hưởng. Bên cạnh đó, việc phê duyệt một số dự án vẫn còn dàn trải, manh mún và chậm. Một yếu tố nữa là trong giai đoạn này, Trung ương và địa phương đều kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp để quản lý, chỉ đạo triển khai Chương trình. Những điều này ảnh hưởng đến việc phân bổ, giải ngân, thực hiện vốn Chương trình.

Theo Luật Ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ trong năm nếu cuối năm chi không hết thì tiến hành hủy dự toán, hoàn trả ngân sách. Tuy nhiên, ông Vũ Văn Tám cho biết, do đây là chương trình an sinh xã hội nên Quốc hội đã có cơ chế chính sách linh hoạt, cho phép chuyển nguồn vốn trong năm phân bổ chưa sử dụng hết sang năm sau sử dụng tiếp. Cơ chế này giúp giảm áp lực cho các địa phương trong việc hoàn trả ngân sách nhà nước, tạo thêm nguồn lực cho địa phương tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu mà Chương trình đề ra.

Ứng dụng công nghệ để giám sát hiệu quả

Năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm về đích của Chương trình, trong khi tỷ lệ giải ngân còn khá thấp, một số chỉ tiêu vẫn chưa đạt, giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn cao.

Ông Vũ Văn Tám cho biết, để thúc đẩy tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình, cần bổ sung, sửa đổi những cơ chế, chính sách theo hướng thông thoáng, dễ thực hiện. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18.1.2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho phép thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia, từ việc phân bổ vốn từ Trung ương cho các địa phương, phân cấp phân quyền cho các địa phương và những công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp thì áp dụng cơ chế đặc thù.

Về phía Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 46/2022 quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, Bộ Tài chính giao vốn sự nghiệp và vốn đầu tư hằng năm sớm, thường vào quý I hàng năm để các địa phương chủ động điều hành ngân sách nhà nước theo đúng thẩm quyền.

“Cần triển khai đồng bộ các giải pháp”, ông Tám đề xuất, đồng thời tin tưởng với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị; sự tích cực sửa đổi văn bản chính sách còn bất cập, chưa phù hợp thực tiễn cũng như sự nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, chúng ta sẽ hoàn thành tốt các nội dung, mục tiêu mà Chương trình đề ra.

Ông Phạm Hồng Đào kiến nghị, để triển khai hiệu quả Chương trình, cần rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, khi chúng ta thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Cùng với đó, cần tiếp tục rà soát các dự án đã phê duyệt, ưu tiên lựa chọn thực hiện các dự án mang tính khả thi. Các địa phương cũng cần tăng cường kết nối với các cơ quan Trung ương để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Đáng chú ý, theo ông Đào, “cơ chế phù hợp, chính sách tốt nhưng con người thực hiện chưa tốt thì rất khó bảo đảm mục tiêu đề ra”, do đó cần tăng cường năng lực cán bộ cấp cơ sở và khắc phục được tình trạng sợ trách nhiệm. Song song Chương trình này, cần đẩy mạnh triển khai các chính sách giảm nghèo thường xuyên; đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của cả xã hội để cùng chung tay thực hiện công tác giảm nghèo. Đặc biệt, cần phải đẩy mạnh việc giám sát, đánh giá, trong đó có vai trò của kiểm toán, bảo đảm việc thực hiện đúng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực của Chương trình.

Ông Vũ Văn Tám xác nhận, với vai trò của mình, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát mọi nguồn lực của Chương trình để bảo đảm đi đúng hướng, đúng nội dung, mục tiêu đề ra. Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực của kiểm toán viên, qua đó đóng góp vào thành công của Chương trình.

Xã hội

Nhiều dự án NOXH tại TP. Hồ Chí Minh được đề xuất là công trình tiêu biểu
Xã hội

Nhiều dự án NOXH tại TP. Hồ Chí Minh được đề xuất là công trình tiêu biểu

Các dự án nhà ở xã hội tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua đã giúp hàng nghìn hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình chính sách có chỗ “an cư lạc nghiệp”. Nhiều dự án đang được đề xuất bình chọn là công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3295/VPCP-KGVX ngày 17.4.2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày thành lập nước.

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Ngày 18.4, quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn. Buổi tập huấn diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu phường trên địa bàn quận.

Thúc đẩy hỗ trợ tạo việc làm theo hướng bền vững
Xã hội

Thúc đẩy hỗ trợ tạo việc làm theo hướng bền vững

Luật Việc làm là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có lao động yếu thế và tăng cường cơ hội việc làm theo hướng bền vững; hỗ trợ đảm bảo một phần thu nhập, giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động thông qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp... Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, Luật Việc làm đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn…

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam
Đời sống

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Ngày 18.4 hàng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam, không chỉ để nhắc nhở toàn xã hội nâng cao ý thức trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT) mà còn là sự thừa nhận về khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Tính đến ngày 17.4, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam đã ghi nhận 22 tỷ đồng cho phong trào ý nghĩa này.

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Đời sống

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Từ ngày 16.4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai cho vay ứng trước giai đoạn chuyển đổi dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ. Sản phẩm mang đến giải pháp tài chính thiết thực, đồng hành cùng khách hàng vững tâm bước vào giai đoạn mới và tiếp tục phát triển.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Dự báo diễn biến thời tiết dịp lễ 30.4 -1.5 trên toàn quốc
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 - 1.5: Nắng nóng hầu hết trên các tỉnh, thành cả nước

Theo chuyên gia Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia nhận định, kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 thời tiết nắng nóng diễn ra toàn diện hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, khi người dân tham gia các hoạt động ngoài trời cần chủ động lưu ý các biện pháp an toàn sức khoẻ để kỳ nghỉ lễ trọn vẹn.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.