Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ IV:

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày 28.11, tại TP. Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần IV – năm 2024, giai đoạn 2024 – 2029 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

ba-nong-thi-ha.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại hội nghị

Đến dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng và 250 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 97.000 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống trên địa bàn tỉnh An Giang.

An Giang là tỉnh biên giới Tây Nam Tổ quốc; có vị trí quan trọng mang ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh. Dân số của tỉnh trên 2 triệu người, bao gồm 29 dân tộc anh em, trong đó có 4 dân tộc tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer, Chăm cùng sinh sống ổn định lâu đời.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối và chỉ đạo của Trung ương về công tác dân tộc, thời gian qua, An Giang đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, Nông thôn mới, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS…

dai-hoi-dan-toc.jpg
Quang cảnh Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần IV

Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh được quan tâm đầu tư đồng bộ. Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy; Quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được củng cố vững chắc, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững...

Song song với những kết quả đó, lãnh đạo tỉnh An Giang nhìn nhận một số công tác chưa đạt kết quả tốt, như: Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc cần quan tâm hơn nữa, nhất là công tác giảm nghèo dân tộc thiểu số; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từng lúc, từng nơi vẫn tiềm ẩn nhân tố phức tạp….

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 đề ra mục tiêu ưu đến năm 2029, thu nhập bình quân của người DTTS bằng1/2 bình quân chung của tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2%.

khen-thuong.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà trao tặng bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Đến năm 2029, tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 35 – 40%; trên 90% xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới. Xóa tình trạng nhà ở tạm, nhà dột nát trong vùng đồng bào DTTS. Quy hoạch sắp xếp nơi ở an toàn cho các hộ DTTS đang cư trú nơi có nguy cơ sạt lở; ngăn chặn tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái và nhiều chính sách, chỉ tiêu khác liên quan đến phụ nữ và trẻ em DTTS.

An Giang cũng đặt mục tiêu quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số ở địa phương. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh từ 20, trở lên; cấp huyện, thị xã, thành phố từ 25% trở lên; cấp xã, phường, thị trấn từ 15% trở lên.

bang-khen-tinh.jpg
Các cá nhân, tập thể nhận bằng khen của UBND tỉnh An Giang về thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Đến dự và phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà biểu dương những nỗ lực, những thành tích mà cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc tỉnh An Giang, góp phần cùng với đồng bào dân tộc cả nước không ngừng thực hiện công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.

Tại Đại hội, Thứ trưởng Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đề nghị các cấp ủy Đảng, Chính quyền tỉnh An Giang tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc một cách hiệu quả, thiết thực, nhất là các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế cho đồng bào dân tộc.

Đối với đồng bào dân tộc, Thứ trưởng Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà mong muốn, từ những chính sách của Đảng, Nhà nước, bà con đồng bào tiếp tục tự lực, tự cường, không ngừng nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp tục xây dựng vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; đặc biệt là không tin, không theo, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước làm phương hại đến Tổ Quốc.

ong-ho-van-mung.jpg
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng phát biểu

Phát biểu tại Đại hội, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng biểu dương những kết quả đạt được của Ban dân tộc tỉnh. Đồng thời, mong muốn cộng đồng dân tộc tỉnh không ngừng nỗ lực trong học tập và lao động sản xuất sản xuất, tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh, qua bài phát biểu của Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Thị Hà đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn tới. Do đó, Đại hội nghiêm túc tiếp thu đưa vào Quyết tâm thư của nhiệm kỳ tới và triển khai thực hiện có hiệu quả, trong đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc cho đồng bào, nhất là các chính sách về kinh tế- xã hội; quan tâm công tác bồi dưỡng cán bộ, công tác xây dựng Đảng vùng đồng bào dân tộc; đẩy mạnh công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới vững chắc. Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch trong việc chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Địa phương

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm “hứa” khoan giếng cho dân rồi… “lãng quên”?
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm “hứa” khoan giếng cho dân rồi… “lãng quên”?

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và "hứa" khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Hải Phòng: Công ty TNHH xây dựng Quang Thắng thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện An Dương như thế nào?
Địa phương

Hải Phòng: Công ty TNHH xây dựng Quang Thắng thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện An Dương như thế nào?

Nhiều năm trở lại đây, Công ty TNHH xây dựng Quang Thắng là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện An Dương (TP Hải Phòng) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Cập Nhật kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: P.Tiến
Trên đường phát triển

Nỗ lực để người dân sớm “an cư”

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định và yên tâm phát triển sản xuất. Thực hiện Dự án 1, huyện Nghĩa Đàn đã giải ngân 100% nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân “an cư lạc nghiệp”.

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản bình quân đạt 2 - 3%/năm; đến năm 2030, tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp đạt 50%, thủy sản đạt 55% và lâm nghiệp đạt 30%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Từ nền tảng được công nhận danh hiệu “Huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023”, huyện đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, tiến tới mục tiêu hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo
Trên đường phát triển

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo

Từ nhiều năm nay, với vai trò cây trồng chủ lực, cây chè đã góp phần tích cực trong giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt tại các xóm, xã miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Từ sản xuất, kinh doanh chè, các địa phương đã phát huy nội lực, tạo sức bật cho tăng trưởng, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng NTM. 

Khánh Hòa: Bảo đảm giảm 10-15% đầu mối các cơ quan bên trong
Hoạt động chính quyền

Khánh Hòa: Bảo đảm giảm 10-15% đầu mối các cơ quan bên trong

Tại cuộc họp của UBND tỉnh Khánh Hòa nghe báo cáo về việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở địa phương vừa được tổ chức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân nhấn mạnh: các đơn vị thuộc diện phải sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương chủ động sắp xếp ngay trong nội bộ. Các đơn vị không thuộc diện dự kiến phải sắp xếp cũng cần chủ động triển khai ngay việc rà soát, tinh gọn bộ máy bên trong và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để giảm 10-15% đầu mối.