Tăng cường ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Trung

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hà Nội tại Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc trong tình hình mới”, tổ chức sáng 4.11.

Hội thảo là diễn đàn học thuật để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học trao đổi các thông tin khoa học; báo cáo các kết quả nghiên cứu ứng dụng cho công tác đào tạo tiếng Trung Quốc trong tình hình mới tại Việt Nam.

z5997639935617-1cf3b36d1741ae7c5043bc257622b66b.jpg
Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc trong tình hình mới”, tổ chức sáng 4.11 tại Trường Đại học Hà Nội

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trịnh Đại Vĩ, Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước cũng ngày càng được thúc đẩy.

Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhìn nhận, Trường Đại học Hà Nội - với vai trò là cơ sở đào tạo ngoại ngữ hàng đầu Việt Nam và là trường đại học duy nhất tại Việt Nam có Viện Khổng Tử đã có nhiều hoạt động giao lưu sâu rộng với Trung Quốc.

Năm 2023, lãnh đạo nhà trường đều đã có các chuyến thăm tới Trung Quốc. Từ đầu năm 2024 tới nay, nhiều đoàn đại biểu Trung Quốc về lĩnh vực giáo dục như Ủy ban quản lý quỹ học bổng du học sinh Bộ Giáo dục Trung Quốc, Trung tâm dịch vụ du học và nhiều trường đại học Trung Quốc cũng đã tới thăm và làm việc tại Trường Đại học Hà Nội.

z5997638186939-3eca47f52d707f3e2012f2d98d874a39.jpg
Ông Trịnh Đại Vĩ, Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Theo ông Trịnh Đại Vĩ, Khoa tiếng Trung Quốc của Trường Đại học Hà Nội từ lâu đã rất nổi tiếng với đội ngũ giảng viên giỏi, chất lượng giảng dạy xuất sắc, sánh ngang với các trường đại học danh tiếng trong khu vực và quốc tế. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp không những đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam mà còn góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

"Đại sứ quán Trung Quốc chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ nhà trường phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các trường đại học tại Trung Quốc. Chúng tôi tin tưởng, Trường Đại học Hà Nội sẽ có tương lai phát triển ngày càng tốt đẹp hơn", ông Trịnh Đại Vĩ cho hay.

Theo PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hà Nội, trong nhiều năm gần đây, tiếng Trung Quốc đã có sự phát triển rất mạnh mẽ. Với sự phát triển của ngành tiếng Trung Quốc tại nhiều trường đại học Việt Nam, tiếng Trung đã được giảng dạy ở hầu hết vùng miền trên toàn quốc.

Việc giảng dạy tiếng Trung Quốc đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực biết tiếng Trung và cao hơn nữa là sử dụng tiếng Trung như một công cụ trong phát triển ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hiện nay, nhu cầu học tiếng Trung ngày càng cao; đòi hỏi cần có những nghiên cứu để tăng cường hiệu quả công tác giảng dạy tiếng Trung.

z5997638485228-6e3a39b24dff46e4c09459f042d2dc4b.jpg
PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hà Nội

"Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo cùng các công cụ khác để tạo điều kiện cho người dạy và người học có thể nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Trong bối cảnh mới, tiếng Trung cũng cần trở thành công cụ để người học sử dụng học tập những ngành khác. Đây là một đòi hỏi rất lớn.

Chúng ta không chỉ giảng dạy tiếng Trung Quốc, mà cần sử dụng tiếng Trung như một công cụ để giảng dạy các ngành khác, nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của tiếng Trung Quốc trong các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc", PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia đã tập trung thảo luận các vấn đề như: ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy tiếng Trung Quốc; ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy tiếng Trung Quốc; biên soạn giáo trình, học liệu giảng dạy tiếng Trung Quốc; phát triển chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc; những vấn đề lý luận và thực tiễn biên - phiên dịch; cơ sở ngữ liệu về ngôn ngữ trung gian của người học và nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ; kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng trong đào tạo tiếng Trung Quốc.

Hội thảo diễn ra phiên toàn thể với 3 báo cáo được trình bày bởi các diễn giả chính gồm: báo cáo “Thực trạng và chiến lược phát triển ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hoá” của TS Đinh Thị Thanh Nga, Trường Đại học Hà Nội; báo cáo “Nghiên cứu thực trạng đào tạo tiếng Trung Quốc và một số kiến nghị về hướng đi tối ưu cho phát triển bản địa hóa tại Việt Nam” của TS Đỗ Thanh Vân, Viện Khổng Tử, Trường Đại học Hà Nội; báo cáo “Sách giáo khoa tiếng Trung Quốc bậc tiểu học: Ý tưởng biên soạn và hướng dẫn sử dụng” của PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Nguyễn Phước Lộc, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

Sau phiên toàn thể là các phiên song song với 30 báo cáo được trình bày tại 6 tiểu ban.

z5997639540707-49dfcc8d2a00ddb2239507db84ec545d.jpg
Đại biểu tham dự Hội thảo

Được biết, Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc trong tình hình mới” là sự kiện hướng tới kỷ niệm 65 năm thành lập Trường Đại học Hà Nội và Khoa tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Hà Nội (1959 - 2024).

Hội thảo cũng nhằm tăng cường hợp tác, giao lưu giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo viên trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.