Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, thực hành tiết kiệm điện

Chiều 15.5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống" nhằm hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả điện năng; lan tỏa các chương trình tiết kiệm điện năng vào thực tiễn đời sống xã hội; các giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng điện...

1. tọa đàm tiết kiệm điện.jpg -0
Các khách mời tham gia Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm; Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương Trịnh Quốc Vũ; Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Viết Sơn; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn; Phó trưởng Phòng Thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam Trần Anh Tuấn...

 Ghi nhận những kỷ lục mới về công suất, sản lượng tiêu thụ điện

1.jpg -0
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Võ Quang Lâm thông tin về tình hình sản xuất, bảo đảm cung ứng điện và dự báo tình hình tăng trưởng tiêu thụ điện trong các tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2024. Ảnh:Nhật Bắc

Tại tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm đã thông tin về tình hình sản xuất, bảo đảm cung ứng điện và dự báo tình hình tăng trưởng tiêu thụ điện trong các tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2024. Theo số liệu 4 tháng đầu năm, điện thương phẩm đạt 96,2 tỷ kWh điện, tăng 12,4% so với 2023. Tính chung tại miền Bắc, tăng trưởng điện thương phẩm cho sản xuất công nghiệp là 13,02% - mức rất cao trong 4 tháng vừa qua.

Riêng tháng 4.2024, hệ thống điện đã lập những kỷ lục mới, cao hơn rất nhiều so với công suất và sản lượng trong quá khứ. Đơn cử, vào 13h30 ngày 27.4, công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã đạt 47.670 MW, tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn công suất cực đại năm 2023 là 1.929 MW, con số kỷ lục trong toàn bộ quá trình 70 năm của ngành điện lực Việt Nam. Về sản lượng, ngày 26.4, sản lượng điện toàn quốc đạt 994 triệu kWh, tăng 14,3% so với 2023 và tăng 7,6% so với ngày cao nhất của 2023…

"Trong năm 2024, vào những tháng sắp tới, hệ thống điện có thể có những kỷ lục mới về công suất, sản lượng. Đây là những thách thức rất lớn mà EVN và các đơn vị thành viên cũng như các đơn vị khác trong hệ thống điện của phải cố gắng nỗ lực để bảo đảm điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những tháng cao điểm nắng nóng sắp tới”, Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm nhận định.

Về tiết kiệm điện, theo ông Lâm, nước ta là quốc gia có tỷ lệ sử dụng năng lượng chưa hiệu quả bằng một số nước khác. Ví dụ, so sánh theo hệ số quy đổi, để có 1.000 USD chúng ta cần 376 tấn dầu quy đổi trong khi trung bình trên thế giới chỉ vào khoảng 170 tấn dầu quy đổi; với các nước trong OECD thì con số này khoảng 104 tấn dầu quy đổi; với Singapore là 99 tấn dầu quy đổi; Nhật Bản là 90 tấn dầu quy đổi. Như vậy, để có 1.000 USD, chúng ta đang tiêu thụ năng lượng gấp khoảng 2-3 lần các quốc gia khác. Đây là thách thức rất lớn để chúng ta phải làm tốt hơn công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm điện trong thời gian tới…

Về giải pháp tiết kiệm điện, Phó Tổng Giám đốc EVN cho rằng, nếu làm tốt việc tuyên truyền về tiết kiệm điện cho học sinh thì sự lan tỏa sẽ nhiều hơn, sâu rộng hơn, dần xây dựng được một lớp công dân không những có ý thức tiết kiệm điện mà còn có ý thức với môi trường, xã hội, sống có trách nhiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả.

Tuy nhiên, vận động chỉ là một trong những giải pháp. Do đó, EVN chú trọng ứng dụng nhiều công nghệ để tiết kiệm điện. Trong năm qua, EVN đã tập trung nhiều vào công tác hiện đại hóa hệ thống đo đếm, hiện đại hóa công tác vận hành hệ thống điện… Khoảng 92% công tơ đo đếm điện trên cả nước đã thực hiện điện tử hóa.

Đặc biệt, cần quan tâm đến nhóm khách hàng sản xuất công nghiệp, bởi họ chiếm tỷ lệ cao trong việc sử dụng điện. Năm 2023, trong tổng số 253 tỷ kWh điện thương phẩm, riêng nhóm khách hàng sử dụng năng lượng trọng điểm là 107 tỷ kWh. Nếu làm tốt việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong khối doanh nghiệp thì sẽ có cơ hội tiết kiệm điện rất nhiều. “EVN đặt ra mục tiêu năm 2024 tiết kiệm được 5,5 tỷ kWh và phấn đấu tiết kiệm 6 tỷ kWh đến hết năm 2024”, ông Lâm khẳng định...

2.jpg -0
Ông Trần Anh Tuấn - Phó trưởng Phòng Thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (trái) chia sẻ về các giải pháp, chương trình thực hành tiết kiệm điện năng tại đơn vị - Ảnh: Nhật Bắc

Là doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ lượng điện năng lớn, Phó trưởng Phòng Thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam Trần Anh Tuấn chia sẻcông ty đã triển khai các giải pháp thực hành tiết kiệm điện như tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; duy tu, cải tạo các thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng điện, khuyến khích và đưa ra các ý tưởng tiết kiệm điện tại từng bộ phận sản xuất trong công ty; tiến hành thay thế toàn bộ đèn chiếu sáng trong công ty thành các đèn LED tiết kiệm điện; rà soát tối ưu hóa việc sử dụng khí nén cho sản xuất, phấn đấu tiến tới Net Zero vào năm 2030...

Nhiều khó khăn, thách thức hiện hữu

3.jpg -0
 Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương Trịnh Quốc Vũ phát biểu tại tọa đàm - Ảnh:Nhật Bắc

Tại tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương Trịnh Quốc Vũ khẳng định: Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhất là tiết kiệm điện đã được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện thành công tác thường xuyên trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, trong năm 2023  Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8.6.2023 về tăng cường tiết kiệm điện trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

Bộ Công Thương đã xây dựng bộ nhận diện của chương trình tiết kiệm điện và khẩu hiệu của chương trình là "Tiết kiệm điện thành thói quen", đây là khẩu hiệu dễ nhớ, dễ thực hiện. Kèm theo đó, cũng đã ban hành các sổ tay hướng dẫn và các hướng dẫn trên môi trường internet ở trang web: tietkiemnangluong.com.vn - trang thông tin điện tử chính thức của chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Trịnh Quốc Vũ, năm 2024, việc cung ứng điện sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tình hình El Nino còn diễn ra phức tạp; nhu cầu về sử dụng điện được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh do đà phục hồi kinh tế và phục hồi sản xuất, nhất là các ngành hàng chế biến xuất khẩu. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm và mạnh mẽ các giải pháp về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, cần "tiết kiệm điện thành thói quen".

Hình thành thói quen tiết kiệm điện

4.jpg -0
TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu ý kiến tại tọa đàm

TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế cho rằng, không phải vì thiếu mà chúng ta mới cần tiết kiệm điện, mà điều quan trọng là nguồn cung về điện phải ổn. Song song đó, phải bảo đảm làm sao ý thức tiết kiệm điện như một nét văn hóa. Cần nâng cao ý thức, giáo dục công dân coi điện là tài nguyên quý giá của con người.

Ở khía cạnh khác, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn nêu quan điểm, đối với các quốc gia phát triển, việc đào tạo, giáo dục tiết kiệm điện, tài nguyên thiên nhiên được thực hiện một cách hiệu quả từ các em nhỏ, trong hệ thống giáo dục, trên các phương tiện giao thông, các nơi công cộng…

56.jpg -0
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn phát biểu ý kiến

“Chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng để thay đổi thói quen tiêu dùng, thay đổi việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Trước mắt, tiết kiệm, sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, sau đó dùng các tài nguyên sẵn có như điện mặt trời, các dạng năng lượng tự dùng trước khi sử dụng từ nguồn, từ lưới”, ông Hà Đăng Sơn nêu.

67.jpg -0
Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc Nguyễn Viết Sơn chia sẻ về việc triển khai các chương trình sử dụng điện tiết kiệm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Bắc

Từ kinh nghiệm thực tiễn của địa phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Viết Sơn cho rằng, cần sự phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị phân phối điện và khách hàng sử dụng điện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tập trung với khách hàng trọng điểm, cận trọng điểm và tập trung triển khai các mô hình quản lý năng lượng và kiểm toán; phối hợp chặt chẽ với phân phối điện để xác định chính xác và tuân thủ biểu đồ phụ tải. Mặt khác, khách hàng sử dụng điện cũng phải tuân thủ về kiểm toán năng lượng...

Đời sống

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025
Xã hội

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) vui đón Tết Nguyên đán, BHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1, tháng 2.2025.

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học
Đời sống

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.