Tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Kết quả giám sát chuyên đề của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về “Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2023 cho thấy nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong công tác này. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt còn thấp, nhất là đối với các vụ án kinh tế; nhiều trường hợp người phạm tội có điều kiện, cơ hội tẩu tán tài sản...

Tỷ lệ thu hồi chưa cao

Báo cáo giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về “Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2023" cho thấy, từ tháng 7.2021 đến tháng 6.2023, các cơ quan tố tụng trên địa bàn đã thụ lý, giải quyết 133 vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các cơ quan thi hành án dân sự đã thụ lý 217 việc liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Trong đó, số lượng án kinh tế chiếm đa số, nhưng số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt lại chủ yếu tập trung ở các vụ án tham nhũng (số vụ án kinh tế gấp gần 5 lần số vụ án tham nhũng; số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng gấp 9 lần số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế).

Qua giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh nhận định, ngành thanh tra đã làm tốt nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng, đóng góp vào việc phát hiện dấu hiệu tội phạm giai đoạn tiền tố tụng. Các ngành công an, kiểm sát, tòa án kiên quyết, quyết liệt trong điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, không để oan sai, bỏ lọt tội phạm; đồng thời tăng cường giáo dục, vận động, thuyết phục bị cáo và những người có trách nhiệm liên quan đến việc gây thất thoát, chiếm đoạt tài sản tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả, chú trọng áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản như tạm giữ, thu giữ, kê biên, phong tỏa... 

Tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế -0
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nam Định giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Phán quyết của Tòa án là cơ sở để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt về cho Nhà nước và các tổ chức cá nhân khác. Giai đoạn 2021 - 2023, tổng số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt theo phán quyết của tòa án là trên 70,178 tỷ đồng và 15.497m2 đất. Từ tháng 7. 2021 đến tháng 6. 2023, ngay trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu hồi về cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạm số tiền trên 62,423 tỷ đồng, chiếm 88,9%. Trong đó, số tiền thu hồi được đối với án tham nhũng là trên 61,782 tỷ đồng (chiếm 97,9%), còn án kinh tế chỉ thu hồi được trên 926,510 triệu đồng (chiếm 13,1%). Đáng chú ý, dù án tham nhũng có tỷ lệ thu hồi tiền cao, nhưng đối với tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt là 15.497m2 đất thì mới chỉ thu hồi được hơn 200m2 đất. Do đó có thể thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản trên tổng số tài sản phải thu hồi còn thấp.

Bảo đảm thu hồi triệt để, tránh bị thất thoát

Theo Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nam Định, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chưa cao do việc xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản và áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản còn nhiều bất cập; hành vi phạm tội tham nhũng, kinh tế thường xảy ra từ lâu, diễn ra trong thời gian dài, phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi nên người phạm tội có điều kiện lợi dụng để tẩu tán tài sản. Có vụ việc cơ quan thi hành án chưa thật sự quyết liệt trong thu hồi tài sản, chưa thường xuyên nắm bắt tình hình để kịp thời có giải pháp hiệu quả thi hành dứt điểm, triệt để vụ việc...

Theo đó, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tăng cường phối hợp trong báo cáo, tham mưu, kiến nghị với cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách để bảo đảm thu hồi kịp thời, triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Đặc biệt, ngành công an, kiểm sát, tòa án tỉnh trong quá trình giải quyết các vụ án, tăng cường vận động, thuyết phục người phạm tội tự nguyện giao nộp, khắc phục hậu quả đối với số tiền, tài sản gây thất thoát hoặc chiếm đoạt để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật; tăng cường xác minh, thu thập chứng cứ, truy tìm và làm rõ nguồn gốc cũng như tình trạng pháp lý tài sản của người phạm tội; chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm (thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản...) để hạn chế việc các đối tượng lợi dụng tẩu tán tài sản và bảo đảm cho việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh cần thực hiện hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống tham nhũng tiêu cực theo thẩm quyền; kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi kê khai, giải trình biến động tài sản không trung thực hoặc tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập để phòng ngừa hiệu quả tham nhũng, tiêu cực; phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định phục vụ hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc thi hành án liên quan đến công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.