Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác

Giám sát tình hình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn từ tháng 1.2021 đến tháng 6.2024, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá kết quả, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ

Qua giám sát cho thấy, hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương đã xây dựng, công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác. Trong mốc thời gian giám sát, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với 2.227 công chức, viên chức. Trên cơ sở kế hoạch, đã chuyển đổi vị trí công tác được 1.374 công chức, viên chức, đạt tỷ lệ 61,7% kế hoạch. Nhìn chung, việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, quy định, phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm đã được phê duyệt. Quá trình thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, các cơ quan, đơn vị đã làm tốt công tác tư tưởng. Công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác đều chấp hành nghiêm túc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị.

Những kết quả trên đã góp phần phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức trong lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời, rèn luyện, bồi dưỡng công chức, viên chức có điều kiện tiếp cận, thông thạo nhiều lĩnh vực công việc ở nhiều vị trí khác nhau, có năng lực thực tiễn để thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ được giao.

k1.jpg
Toàn cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát tại UBND huyện Krông Bông. Ảnh: Ngọc Sơn

Những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn một số sở, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác chưa bảo đảm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đơn cử: ban hành Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác chưa thường xuyên; có năm ban hành Kế hoạch chuyển đổi, có năm không ban hành Kế hoạch, thay vào đó ban hành Công văn đôn đốc… Việc xác định đối tượng định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Kế hoạch chưa đầy đủ theo Phụ lục danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi (được ban hành kèm theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP)...

Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo kế hoạch tại một số đơn vị đạt thấp; một số vị trí, lĩnh vực đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là đối với công chức cấp xã. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác chưa được quan tâm đúng mức; kiểm tra chủ yếu lồng ghép trong các cuộc kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính. Trong mốc thời gian giám sát, không có cuộc thanh tra nào liên quan đến việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác…

Bổ sung quy định về thời gian chuyển đổi vị trí công tác

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định, Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, tham mưu UBND tỉnh có văn bản báo cáo, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu tháo gỡ.

Đơn cử: bổ sung quy định về thời gian thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, công chức cấp xã khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác có khoảng cách giữa đơn vị cũ và đơn vị mới cách xa nhau; ban hành đầy đủ danh mục, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của chính quyền địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 59/2019/NĐ-CP. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá kết quả, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố cần quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan nâng cao chất lượng rà soát, xây dựng, ban hành kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo quy định. Công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác, bảo đảm đầy đủ nội dung theo quy định, mang tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tiếp tục quan tâm, triển khai hiệu quả việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 110-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc của UBND tỉnh.
Cùng với đó, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nhất là đối với những trường hợp thuộc diện định kỳ phải chuyển vị trí công tác, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nhanh chóng tiếp cận, thực hiện nhiệm vụ mới đạt hiệu quả.

Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần
Diễn đàn

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần

Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai về kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Nghị quyết 367/NQ-HĐND ngày 10.7.2024 và các kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Khóa XII nhấn mạnh yêu cầu: Các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát, khảo sát trước khi thẩm tra việc giải quyết; chủ động đề xuất nội dung để Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề đối với nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết dứt điểm, những vấn đề mới phát sinh liên quan đến đời sống dân sinh…

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Giám sát việc triển khai các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương đến hết năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện, thị, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp chủ động phối hợp với các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các công trình dự án, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội
Diễn đàn

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội

Theo ghi nhận của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương qua giám sát việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay: việc chi trả chế độ trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, tăng tính minh bạch, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, việc chi trả chế độ bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt cần quan tâm xem xét cho phù hợp với từng đối tượng.

Quan tâm tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp
Diễn đàn

Quan tâm tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp

Lục Thị Liên - Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Nghệ An

Cùng với nghiên cứu quy định thống nhất việc lồng ghép giới đối với văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); bảo đảm quyền của mỗi giới trong trình tự xây dựng văn bản QPPL… trong giai đoạn chuẩn bị các bước cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030, Trung ương, Đảng bộ, HĐND các cấp cần quan tâm việc xây dựng cơ cấu, đề xuất, bố trí và bảo vệ tỷ lệ nữ tham gia vào cấp ủy; tỷ lệ nữ tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp, bảo đảm thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen của Thành ủy cho các cá nhân
Diễn đàn

Nâng cao vị thế Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND các cấp thành phố năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, HĐND các cấp trên địa bàn tiếp tục “chủ động, đồng hành, thực chất, hiệu quả” trong thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động
Diễn đàn

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động

Phát huy tinh thần trí tuệ và trách nhiệm, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ động, phối hợp tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành. Các Ban HĐND tỉnh tăng cường khảo sát phục vụ thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, giúp đại biểu HĐND tỉnh có cơ sở xem xét, quyết định các nội dung trình tại kỳ họp…

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản
Diễn đàn

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản

Qua giám sát công tác quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương kiến nghị việc giảm thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp từ 1 năm xuống còn 30 ngày; bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản…

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề
Diễn đàn

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề

Để thực hiện đúng quy định khu vực không được phép chăn nuôi, qua khảo sát việc thực hiện Nghị quyết số 44/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu để tham mưu các giải pháp cụ thể đối với những hộ sống bằng nghề chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề có thể ổn định cuộc sống.