Sơn La:

Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em

Nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của trẻ em, các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La luôn chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời, xử lý nghiêm các vụ, việc xâm hại trẻ em, qua đó nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của quần chúng Nhân dân.

Chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức và hành động

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La tại buổi làm việc của Đoàn kiểm tra của Ủy ban quốc gia về trẻ em do Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an Trung tướng Trần Ngọc Hà làm Trưởng đoàn với địa phương mới đây, số lượng tội phạm xâm hại trẻ em trong kỳ báo cáo (từ 15.12.2023 đến 14.9.2024) trên địa bàn tỉnh phát hiện 21 vụ, với 40 đối tượng xâm hại 27 trẻ em (giảm 2 vụ, 6 đối tượng so với cùng kỳ năm 2023); trong đó tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra 13 vụ 18 đối tượng (chiếm 62%), bạo lực trẻ em xảy ra 8 vụ 22 đối tượng (chiếm 38%).

img-9245-1417.jpg
Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an Trung tướng Trần Ngọc Hà phát biểu. Ảnh: H.Y

Nhằm triển khai tốt công tác quán triệt, thực hiện các văn bản chỉ đạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em, UBND tỉnh đã tham mưu với Tỉnh ủy chỉ đạo và quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Chính phủ, các Bộ ngành về công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em. Cùng với đó, chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Năm 2024, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; đồng thời lồng ghép công tác bảo vệ trẻ em trong các chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong học đường, trong thanh thiếu niên, học sinh.

f5299f28259d83c3da8c-7771.jpg
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: H.Y

Các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em được đánh giá bám sát các nội dung hướng dẫn của Trung ương, bảo đảm tính khả thi phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh, có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện từng chương trình. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trẻ em

Phát huy vai trò mái ấm tình thương

Về công tác giám sát cộng đồng, kiểm tra theo chức năng với hoạt động chăm sóc trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các mái ấm tình thương thành lập theo quy định, các cơ sở từ thiện tự phát chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Đại diện tỉnh Sơn La cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh không có mái ấm tình thương và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; chỉ có 1 cơ sở bảo trợ xã hội công lập, được thành lập theo quy định là Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thực hiện chức năng quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định. Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 93 trẻ em (trong đó 91 trẻ em được nuôi dưỡng từ nguồn ngân sách nhà nước; 2 trẻ em được nuôi dưỡng bằng nguồn vận động xã hội hóa từ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Lao động - Thương binh và Xã hội).

eb160b06b1b317ed4ea2-2090.jpg
Thành viên Đoàn kiểm tra phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: HY

Việc thực hiện các chế độ, chính sách cho trẻ em được nuôi dưỡng tại Trung tâm được bảo đảm đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật. Qua công tác giám sát cộng động, kiểm tra theo chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có tình trạng bạo lực, xâm hại xảy ra tại đơn vị.

Ngoài các cơ sở được thành lập theo quy định, tỉnh Sơn La còn có nhiều chương trình, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã và đang phát huy tốt hiệu quả thực tế như Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La” của Công an tỉnh Sơn La; Dự án “Nuôi em Mộc Châu” do Công an tỉnh Sơn La chỉ đạo Đoàn thanh niên Công an tỉnh thành lập; Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La phát động (theo kế hoạch của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam)...

Cơ bản các đề án, chương trình trên hiện đang hoạt động hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và được cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Kịp thời can thiệp, tránh nguy cơ xâm hại trẻ em

Về công tác phối hợp liên ngành, cơ bản các sở, ban, ngành thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, thường xuyên duy trì thực hiện trao đổi thông tin, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyến huyện, thành phố thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại và có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại theo đúng quy định của Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9.5.2017 Chính phủ nhằm ngăn chặn các hành vi đe doạ hoặc gây tổn hại cho trẻ em.

Nhờ vậy, các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại đều được can thiệp khẩn cấp để bảo đảm an toàn, tránh nguy cơ tiếp tục bị xâm hại đối với trẻ em. Song, việc tham mưu xây dựng, ban hành một số quy chế phối hợp liên ngành vẫn còn chậm.

Thành viên Đoàn kiểm tra dự cuộc làm việc. Ảnh: HY

Thành viên Đoàn kiểm tra dự cuộc làm việc. Ảnh: HY

Ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em của tỉnh Sơn La, Trung tướng Trần Ngọc Hà đề nghị tỉnh tăng cường công tác phối hợp liên ngành. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em và các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các đơn vị, địa phương.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La được kiềm chế. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn, nhất là tại các địa bàn đô thị nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển cũng như vùng sâu, vùng xa, biên giới, nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Dựa trên tình hình thực tế, UBND tỉnh đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung các quy định cụ thể liên quan xử lý các hành vi xâm hại trẻ em (theo khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em) vào các văn bản quy phạm pháp luật điều luật để tăng cường tính nghiêm khắc hơn đối với các đối tượng xâm hại trẻ em tạo sức răn đe mạnh trong cộng đồng và người phạm tội.

Đề xuất Chính phủ hàng năm xem xét, phân bổ ngân sách, có nội dung chi hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất vui chơi cho trẻ em, nhất là ở các tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người phụ trách công tác đoàn, đội nhằm nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền về Luật Trẻ em, quyền trẻ em.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có 369.856 trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 28,16% dân số; cơ bản trẻ em được đáp ứng các điều kiện về đời sống, sức khỏe, tinh thần, môi trường giáo dục, đào tạo.Vẫn còn một bộ phận trẻ em khó khăn, trong đó có 7.031 em có hoàn cảnh đặc biệt; 114.486 em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý, chăm sóc tốt tiếp cận các chính sách an sinh xã hội đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định.

Pháp luật

Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân bị dập nát tay do pháo nổ tự chế - ẢNH T. MINH
Pháp luật

Chặn tận gốc mối nguy hiểm do pháo, chất nổ

Nhận định nguy cơ xảy ra cháy, nổ do sử dụng, tàng trữ, sản xuất pháo nổ, chất nổ, nhất là vào dịp Tết rất cao, Công an tỉnh Bắc Giang đã định tuyến, địa bàn trọng điểm để đấu tranh, kiểm soát việc vận chuyển, tàng trữ pháo nổ, thuốc nổ. Trên cơ sở đó, công an các địa phương, đơn vị liên quan đã tích cực vào cuộc, lên phương án đấu tranh. Cùng với đó, cần những giải pháp đồng bộ chặn tận gốc mối nguy hiểm do pháo và chất nổ gây ra.

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.