Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi):

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền

Chiều 7.9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền

Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày cho biết, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung. Dự thảo Luật gồm 4 Chương, 63 Điều.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền -0
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Về quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong phòng, chống rửa tiền cơ bản được kế thừa các quy định tại Luật hiện hành và trên cơ sở luật hóa nội dung phân công trách nhiệm của bộ, ngành tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, dự thảo Luật bổ sung trách nhiệm của bộ, ngành trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành; sửa đổi, bổ sung trách nhiệm cụ thể một số bộ ngành, bảo đảm phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và tính thống nhất với quy định pháp luật liên quan.

Bảo đảm tính độc lập, tự chủ về kinh tế

Trình bày Báo cáo một số ý kiến về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật, trong đó, đã tiếp thu, làm rõ trong số 23 khuyến nghị, có 4 khuyến nghị cốt lõi liên quan đến Luật Phòng, chống rửa tiền. Đối với các khuyến nghị chưa thể khắc phục do không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống rửa tiền sẽ được kiến nghị sửa đổi, bổ sung tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo thuyết minh, phân tích kỹ hơn về tính cấp bách, các điều kiện cần và đủ để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua dự án Luật theo quy trình tại 1 kỳ họp. Đồng thời, cần nhấn mạnh sự cần thiết và quan điểm sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền phải bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, phù hợp với các Hiệp định đã ký kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo. Ảnh: Hồ Long

Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, quy định này là cần thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, một số quy định còn chung chung, mang tính nguyên tắc; trách nhiệm quản lý về phòng, chống rửa tiền giữa các bộ, ngành chưa đồng nhất về mặt tiêu chí nội dung hay lĩnh vực; quy định thiếu rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm quản lý, chủ trì, phối hợp.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu, cụ thể hóa trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác quản lý, giám sát về phòng, chống rửa tiền theo khuyến nghị của FATF; rà soát, bổ sung trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong dự thảo Luật, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan cũng như nâng cao tính hiệu quả trong công tác phòng, chống rửa tiền.

Rà soát trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước 

Thảo luận tại hội nghị, đa số ĐBQH tán thành với việc ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong thời gian tới.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) kiến nghị quy định theo hướng: Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt giữa Ngân hàng Nhà nước với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng để phòng, chống rửa tiền. Trường hợp cần thiết các cơ quan chức năng thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hạ chuẩn giá trị giao dịch để phục vụ công tác điều tra.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền -0
ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP Hồ Chí Minh) đề nghị, tiếp tục rà soát trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền để phù hợp với các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính FATF. ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đề nghị bổ sung 4 khoản: Các ngân hàng phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn về kỹ năng nhận diện, nhận biết về các hành động rửa tiền. Đầu tư cơ sở vật chất để cải thiện và nâng cấp hệ thống lưu giữ chứng từ. Xây dựng cơ chế sàng lọc các giao dịch tiền mặt lớn và giao dịch tiền mặt nhiều lần, liên tục. Tham mưu Chính phủ xây dựng Bộ nhận diện về hành vi rửa tiền phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quy định cụ thể số tiền giao dịch phải báo cáo phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Trường hợp các tổ chức và cá nhân không tuân thủ theo những hướng dẫn của luật và quy định về phòng, chống rửa tiền sẽ bị chế tài nghiêm khắc về mặt dân sự, thậm chí hình sự.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam

Sáng 2.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự lễ công bố Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2.12, tại Nhà Quốc hội Singapore, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng đã chủ trì Lễ đón chính thức, nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Singapore.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam

Sáng 2.12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng giám đốc Sembcorp Development, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị VSIP Group Lee Ark Boon.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp và Ngân hàng United Overseas, Singapore
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp và Ngân hàng United Overseas, Singapore

Sáng nay, 2.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Sembcorp, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị VSIP Group Lee Ark Boon và Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng United Overseas (UOB) Wee Ee Cheong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp gỡ với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khuyến khích sáng tạo, tháo gỡ nhanh nhất các điểm nghẽn, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển

Thời gian qua, Quốc hội đổi mới công tác xây dựng pháp luật theo hướng ban hành luật ngắn gọn, tập trung quy định những nội dung đúng thẩm quyền, bảo đảm tính ổn định của luật, chuyển từ tư duy quản lý sang khuyến khích sáng tạo, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển, tập trung tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn, thiết thực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản

Trưa nay, 1.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta rời Hà Nội, lên đường đi thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân cùng Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu quan trọng về "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế"
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng 1.12, tại Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng về "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", cụ thể là thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: