Khuyến công Cà Mau:

Tăng cường kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn

Sở Công Thương Cà Mau cho biết, thời gian tới sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả. Một trong những giải pháp cần tập trung là tăng cường hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn và hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Phát huy tốt vai trò là nguồn vốn ban đầu

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thách thức với nhiều biến động phức tạp, khó lường. Các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu vốn đầu tư, lãi suất cho vay ngân hàng cao, thiếu nguồn cung nguyên vật liệu, số lượng đơn hàng giảm, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho gia tăng…

Hoạt động khuyến công đã phát huy tốt vai trò là nguồn vốn ban đầu cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nguồn: ITN

Hoạt động khuyến công đã phát huy tốt vai trò là nguồn vốn ban đầu cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nguồn: ITN

Trước thực trạng đó, Sở Công Thương Cà Mau đã chủ động bám sát các mục tiêu, kế hoạch của chương trình khuyến công, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, phối hợp với Cục Công Thương địa phương để xây dựng các đề án khuyến công phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh.

Theo đó, ước giai đoạn 2021-2025, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện hỗ trợ 5 cơ sở xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 27 cơ sở ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; 2 cơ sở ứng dụng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn; 2 cơ sở sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.

Qua đó giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện hữu của cơ sở sản xuất đang sử dụng và tạo ra sản phẩm mới, tập trung vào các lĩnh vực như: chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất, gia công, sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn, đầu tư xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp… với nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ hơn 11 tỷ đồng, thu hút vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn hơn 17 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động địa phương.

Có thể thấy, mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ không nhiều so với tổng mức đầu tư của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nhưng chương trình khuyến công đã phát huy tốt vai trò là nguồn vốn ban đầu, khuyến khích các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư vốn đối ứng, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh…

Việc triển khai hiệu quả chính sách khuyến công đã động viên và huy động được các nguồn lực trong nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Các nội dung của hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp

Để hoàn thành kế hoạch chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và cho những năm tiếp theo, Sở Công Thương Cà Mau cho biết, sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả từ các hoạt động khuyến công theo đúng tinh thần, nội dung, quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

avatar
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Tăng cường hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn và hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Khuyến công tỉnh Cà Mau phối hợp với các địa phương và các đơn vị thụ hưởng tổ chức triển khai kế hoạch khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương đã được phê duyệt cho năm 2025 ngay trong năm 2024, đảm bảo tiến độ, hiệu quả, đúng quy định. Tăng cường hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp tục vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đảm bảo hoàn thành đề án đúng tiến độ, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, chế độ chính sách pháp luật cũng như các quy định khác về quản lý hoạt động khuyến công. Tư vấn, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình lựa chọn hướng đầu tư phù hợp, triển khai đầu tư sản xuất; lựa chọn, tổ chức thực hiện chương trình, đề án khuyến công sát với thực tế và hiệu quả.

Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng và thực hiện các hoạt động khuyến công. Mở rộng phương thức các hoạt động thông tin tuyên truyền về cơ chế, chính sách, các hoạt động khuyến công...

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.