Tăng cường kết nối giáo dục New Zealand với các trường đại học, doanh nghiệp tại Việt Nam

Trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS) từ New Zealand đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược với Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng và Tập đoàn Swiss-Belhotel International.

Đây là một sáng kiến mang tính đột phá do NZiFOCUS điều phối, nhằm tăng cường kết nối giữa giáo dục và doanh nghiệp khách sạn đến từ New Zealand với các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

Sự kiện không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương mà còn mở ra cơ hội kết nối giữa các chuyên gia giáo dục, chuyên gia ngành khách sạn, sinh viên và các đối tác chiến lược.

dhkt.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Tào Nga)

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ quán New Zeland tại Việt Nam Caroline Beresford nhấn mạnh, hiện nay, nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam quan tâm đến nền giáo dục của New Zealand, và ngược lại. Sự kiện hôm nay đánh dấu bước ngoặt trong việc củng cố quan hệ giáo dục và doanh nghiệp giữa New Zealand và Việt Nam.

New Zealand tin rằng mối quan hệ hợp tác này không chỉ mang lại giá trị về mặt giáo dục mà còn góp phần xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của ngành khách sạn tại cả hai quốc gia

Với tầm nhìn chiến lược và sự cam kết chặt chẽ từ các đối tác, chương trình hợp tác này sẽ trang bị cho thế hệ lãnh đạo tương lai trong ngành khách sạn những trải nghiệm quốc tế, kiến thức quản lý hiện đại và cơ hội kết nối toàn cầu, từ đó củng cố vị thế của New Zealand trong lĩnh vực giáo dục và du lịch tại Việt Nam.

"Những bước đi này không chỉ mở ra cơ hội mới cho sinh viên Việt Nam mà còn tăng cường uy tín của New Zealand như một trung tâm giáo dục chất lượng cao và bền vững, nơi mà các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục có thể hợp tác để xây dựng tương lai cho ngành du lịch khách sạn toàn cầu", Đại sứ quán New Zeland tại Việt Nam Caroline Beresford cho biết.

Theo PGS. TS. Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, từ lâu nay, Nhà trường đã hình thành quan hệ đối tác lâu dài với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu ở New Zealand. Sự hợp tác của trường với Đại học Masey trong chương trình Quản trị Kinh doanh, hay hành trình học tập của nhiều giảng viên tại các tổ chức danh tiếng của New Zealand như Đại học Waikatio, Đại học Victoria của Wellington và Đại học Auckland đã kết nối cộng đồng học thuật.

Gần đây nhất, vào năm 2023, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thiết lập Biên bản ghi nhớ với Trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS) để thúc đẩy hợp tác trong quản lý du lịch và khách sạn.

"Hôm nay, với sự hiện diện của Đại sứ và đại diện các trường trung học tại Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng được một lần nữa nâng tầm quan hệ đối tác với New Zealand, bao gồm các hợp đồng mới với các đối tác trong ngành như Swiss-BelHotel International và Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng", PGS. TS. Nguyễn Trúc Lê khẳng định.

dhqg.jpg
Trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược với Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng và Tập đoàn Swiss-Belhotel International
(Ảnh: Tào Nga)
dhkt2.jpg
Trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS) và Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Tào Nga)

Trong khuôn khổ sự kiện, Trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS) từ New Zealand đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược với Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng và Tập đoàn Swiss-Belhotel International.

Lễ ký kết này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa Việt Nam - New Zealand mà còn mở ra cơ hội kết nối giữa các chuyên gia giáo dục, chuyên gia ngành khách sạn, sinh viên và các đối tác chiến lược.

Trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương (PIHMS) đào tạo quản lý khách sạn hàng đầu khu vực Australasia, mang đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới với các chương trình đào tạo thực hành tiên tiến. Sứ mệnh của PIHMS là trang bị cho sinh viên Việt Nam kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp khách sạn toàn cầu.

Đặc biệt, sự tham gia của Tập đoàn Swiss-Belhotel International – một tên tuổi lớn trong ngành khách sạn với hơn 135 khách sạn trên toàn thế giới đã khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp trong giáo dục đào tạo nguồn nhân lực khách sạn chất lượng cao trong quan hệ hợp tác song phương. Qua đó, sinh viên Việt Nam có cơ hội tham gia các chương trình thực tập, cố vấn nghề nghiệp và trải nghiệm thực tiễn tại các khách sạn thuộc mạng lưới của Swiss-Belhotel trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

dhkt3.jpg
Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS. Lê Trung Thành (Ảnh: Tào Nga)

Trao đổi với báo chí, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS. Lê Trung Thành chia sẻ, Nhà trường đang phát triển các mô hình hợp tác với các trường nước ngoài và các trường THPT. Các trường THPT có nhiều hoạt động, nhiều cách thức để phối hợp như mời giáo sư nước ngoài giảng dạy cho học sinh, mời học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa; các chương trình giao lưu, trao đổi với sinh viên các nước về môi trường, tương lai học tập.

Với mô hình kết hợp này, học sinh được trải nghiệm cơ hội học tập tại các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam có sự hợp tác với nước ngoài, được tham gia chương trình trao đổi các học kỳ. Đặc biệt, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp nhiều đối tác trong 1 chương trình.

"Nhà trường cũng đang kiểm định các chương trình đào tạo theo chuẩn ACBSP của Hoa Kỳ. Đây là tiêu chuẩn kiểm định cao của thế giới, mở ra cơ hội trao đổi sinh viên với các trường trong hệ thống ACBSP toàn cầu. Chương trình này đã được triển khai tại các trường THPT và nhận về đông đảo sự ủng hộ", PGS. TS. Lê Trung Thành thông tin.

Giáo dục

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị
Giáo dục

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị

Chiều 2.11, tại trụ sở Chính phủ diễn ra phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban chủ trì. Phiên họp nhằm cho ý kiến về “Định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW khoá XII ”.

Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam
Giáo dục

Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam

Các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới tại các quốc gia mới nổi nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình.

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không
Giáo dục

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không

Ngày 31.10, Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không Biên Giới (EdulightenUp) tổ chức Hội thảo “Hướng nghiệp qua trải nghiệm STEM: Case study từ lĩnh vực Kỹ thuật hàng không”, hướng đến việc gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục STEM và hướng nghiệp, với trọng tâm là ngành Kỹ thuật Hàng không - một trong những ngành công nghệ cao đầy triển vọng.

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng
Nhịp cầu giáo dục

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng

Chiều 31.10, Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, tổ chức phiên họp về chính sách quản lý liên kết quốc tế trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu ban - chủ trì phiên họp.

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục
Giáo dục

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổ chức bữa ăn học đường theo tiêu chuẩn dinh dưỡng là câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục. Muốn bữa ăn cho trẻ đạt được đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng cần sự nỗ lực, giám sát thực thi rất nghiêm túc từ phía chính quyền địa phương, vai trò của phía nhà trường, cùng sự vào cuộc của phụ huynh...

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?

Trước thông tin Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) không được giao chỉ tiêu nhưng vẫn tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã nhận được báo của nhà trường, đồng thời sẽ phối hợp các cơ sở để tìm phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho học sinh. 

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng
Giáo dục

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa ký kết 5 biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện doanh nghiệp, trường đại học Hàn Quốc; qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng.