Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

- Thưa ông, ông có thể cho biết mục đích và ý nghĩa của chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân?

- Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước ta có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng và các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đối ngoại; trong đó, xác định quan hệ với các nước ASEAN, các nước Đông Nam Á và với tổ chức ASEAN có vị trí rất quan trọng. Malaysia là nước có vị trí quan trọng ở Đông Nam Á, có uy tín và ảnh hưởng trong ASEAN. Đặc biệt, năm 2025, Malaysia chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.

Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Malaysia rất phát triển. Chuyến thăm sẽ góp phần nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, qua đó sẽ góp phần tạo điều kiện mới, quan trọng cho việc củng cố môi trường hòa bình của ta và tranh thủ thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Chúng ta đã biết, Malaysia là một điển hình thành công về phát triển, đồng thời gần đây đưa ra những đường lối phát triển rất lớn trong thời gian tới, trong đó có việc tranh thủ những lực lượng sản xuất mới. Từ đó có thể giúp ta tranh thủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước và tiếp tục thể hiện tinh thần tích cực, trách nhiệm đóng góp vào các công việc chung, trong đó có ASEAN mà Malaysia sẽ là Chủ tịch trong năm 2025.

Qua đó, hai nước sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mới và đóng góp vào hòa bình, ổn định của ta và khu vực trong giai đoạn mới.

- Ông đánh giá như thế nào về những thành quả hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia thời gian vừa qua?

- Có thể nói rằng, quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia phát triển rất tốt đẹp, toàn diện và mạnh mẽ, nhất là trong 10 năm qua, kể từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2015. Việt Nam là nước ASEAN duy nhất mà Malaysia xác lập quan hệ Đối tác chiến lược. Qua đó, hai nước đã hiểu biết lẫn nhau hơn và tin cậy chính trị đã được tăng cường. Hai nước chia sẻ quan điểm trên các vấn đề quốc tế lớn, quan hệ phát triển trong nhiều lĩnh vực. Hai nước là đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Cụ thể, Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong ASEAN, luôn là một trong 10 nước đầu tư nước ngoài lớn nhất.

Hiện có hàng chục nghìn người lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia. Giao lưu nhân dân cũng phát triển. Hằng năm có khoảng 700 - 800 nghìn người Việt Nam và Malaysia du lịch sang đất nước của nhau.

Hợp tác quốc phòng, an ninh cũng được mở rộng, thêm nhiều cơ chế mới, nhiều thỏa thuận mới, bằng nhiều hình thức hợp tác mới. Ví dụ như các hoạt động hợp tác của lực lượng cảnh sát biển, hải quân, giữa các cơ chế về trao đổi thông tin... Hợp tác trong các diễn đàn đa phương, trong đó có ASEAN cũng ngày càng chặt chẽ.

- Ông có thể thông tin về những hoạt động chính trong chuyến thăm lần này cũng như kỳ vọng về kết quả đạt được sau chuyến thăm?

- Dự kiến lần này, đồng chí Tổng Bí thư sẽ có các cuộc gặp gỡ với các nhà chính trị, nhà lãnh đạo cao nhất của Malaysia, trong đó có Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch của các Đảng, chính đảng lớn nhất của Malaysia.

Ngoài ra, Tổng Bí thư sẽ có phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Malaya, là đại học lớn nhất, có uy tín của Malaysia cũng như khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư và Đoàn sẽ có các cuộc gặp gỡ với giới doanh nghiệp. Đồng chí Tổng Bí thư sẽ thăm và gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán, đại diện cộng đồng, doanh nghiệp, lưu học sinh Việt Nam tại Malaysia.

Qua đó, tôi tin tưởng rằng, lãnh đạo hai nước sẽ có điều kiện trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực và tình hình của mỗi nước, từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị. Đồng thời, chuyến thăm sẽ tạo thêm cơ sở quan trọng để nâng tầm quan hệ hai nước một cách toàn diện, nhất là trong các lĩnh vực mà hai nước đều quan tâm như hợp tác về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giao lưu nhân dân...

Malaysia đang phát triển rất mạnh về công nghệ số, công nghệ xanh, đặc biệt là những trụ cột của khuôn khổ kinh tế mới của Malaysia - với tên gọi Chiến lược MADANI, mà Thủ tướng Malaysia đã đưa ra.

Trong khi đó, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với những định hướng rất lớn, trong đó đề ra định hướng rất quan trọng về kinh tế là giải phóng và phát huy lực lượng sản xuất mới, trong đó có những vấn đề liên quan đến công nghệ số, kinh tế xanh, năng lượng. Đây cũng là những hướng mà Malaysia coi trọng như tôi vừa nêu.

Trên cơ sở đó, hai nước sẽ bổ sung cho nhau, tạo thêm sức mạnh cho hai nước để bước vào giai đoạn phát triển mới của hai nước; đồng thời tăng cường hợp tác hiệu quả hơn để cùng phối hợp, ứng phó với những thách thức mới cũng như phát huy những thuận lợi trong môi trường quốc tế, đặc biệt là phát huy vai trò vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, là tổ chức rất quan trọng của các nước Đông Nam Á mà Malaysia sẽ làm Chủ tịch trong năm 2025.

- Trân trọng cảm ơn ông!

baotintuc.vn

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Đầu giờ chiều nay, 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21 - 24.11.2024 theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân

Sáng 21.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Dominicana sang giai đoạn phát triển mới
Sự kiện nổi bật

Đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Dominicana sang giai đoạn phát triển mới

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20.11, theo giờ địa phương, tại Trụ sở Quốc hội Cộng hòa Dominicana, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến lần lượt với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos Polanco và Chủ tịch Hạ viện Alfredo Pacheco.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, phát huy vai trò và đóng góp của Việt Nam vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, thể hiện sự coi trọng đối với vai trò của nước chủ nhà Campuchia và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực, vì một thế giới hòa bình, vì hạnh phúc của nhân loại.

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn

Ngày 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia; tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP). Chuyến thăm được dư luận quan tâm và đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài - Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài

Bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới đội ngũ các nhà giáo cả nước và các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng về số lượng, chất lượng và cơ cấu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Nhiệm vụ hiện nay là tập trung xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất, thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng. 

ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước

Chiều 20.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới
Chính trị

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh về quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Đột phá thể chế kiểm soát quyền lực chính trị, hành chính, công vụ và công tác cán bộ

Công cuộc đổi mới chính trị và kinh tế trong tổng thể sự nghiệp đổi mới toàn diện, đồng bộ của chúng ta có nguy cơ không thành công, thậm chí thất bại hoàn toàn, nếu thiếu hệ động lực căn bản và chủ yếu. Ở đây, có mấy vấn đề hết sức quan trọng cần giữ vững.