Tăng cường đào tạo an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng

Theo Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), Đại tá Vũ Văn Tấn: để khai thác hiệu quả hơn nữa nền tảng giáo dục trực tuyến đại chúng mở, năm 2024 và các năm tiếp theo cần tăng hơn đào tạo an ninh, an toàn trên không gian mạng. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi số.

Ngày 12.1, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết về khai thác nền tảng giáo dục trực tuyến đại chúng mở (MOOC) trên toàn quốc giữa Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức với Đại học Bách khoa Hà Nội và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam.

Nền tảng giáo dục trực tuyến đại chúng mở được kỳ vọng sẽ nâng cao kiến thức hỗ trợ triển khai Đề án số 06/CP cho cán bộ, công chứng, viên chức, giảm chi phí đào tạo truyền thông.

Hợp tác đào tạo an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng -0
Toàn cảnh lễ ký kết

Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Đại tá Vũ Văn Tấn cho biết: nền tảng MOOC với công nghệ hiện đại, hệ thống AI nhận diện gương mặt, hình thức đào tạo trực tuyến sẽ dễ tiếp cận, tiết kiệm thời gian, chi phí, địa điểm đào tạo, số lượng học viên tham gia lớn...

Trong năm 2023, Cục C06 và Đại học Bách khoa Hà Nội đã đào tạo hơn 72.000 học viên với các chuyên đề: Chuyển đổi số và An toàn không gian số với 2 địa phương là Hà Nam và Bà Rịa- Vũng Tàu.

anh tan 1.jpg -0
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Đại tá Vũ Văn Tấn phát biểu

Để khai thác hiệu quả hơn nữa nền tảng giáo dục trực tuyến đại chúng mở, Đại tá Vũ Văn Tấn nhấn mạnh: trong năm 2024 và các năm tiếp theo cần thiết phải tăng hơn nữa chỉ số đào tạo, nhiều học viên hơn nữa để tiếp cận tham gia học, nhiều chuyên đề được đưa vào nền tảng, trong đó vấn đề đào tạo an ninh, an toàn trên không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi số, cuộc cách mạng 4.0. Vì vậy, sự hợp tác giữa 3 đơn vị sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia an toàn, bảo mật, tránh thất thoát, lộ lọt bí mật thông tin cá nhân.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…