Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
Báo Đại biểu Nhân dân
Bộ Y tế vừa phát đi văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước, các lực lượng chức năng đã tăng cường đấu tranh, triệt phá các đường dây sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống thuốc giả, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả; thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, không đạt chất lượng. Đồng thời, Bộ Y tế có các văn bản cảnh báo đến người dân các dấu hiệu nhận biết thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả để người dân biết và không sử dụng các loại sản phẩm giả này.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả vẫn có những diễn biến phức tạp, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm che đậy hành vi, đặc biệt là sử dụng mạng xã hội, internet để mua, bán thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không thông qua các kênh phân phối chính thống.
Ảnh minh họa
Nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và phòng ngừa việc sản xuất, kinh doanh thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả; bảo đảm chất lượng, an toàn, tác dụng và hiệu quả điều trị cho người sử dụng, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các công việc như sau:
Chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương
- Nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19.6.2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Công điện số 41/CĐTTg ngày 17.4.2025 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng (Ban Chỉ đạo 389 địa phương, Công an, Quản lý thị trường, Y tế…)
- Mở đợt cao điểm đấu tranh chống thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó, chú trọng điều tra, phát hiện các cơ sở, đối tượng sản xuất thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả hoặc đầu mối tập kết, phân phối các loại thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dược, chú trọng đến kiểm tra nguồn gốc xuất xứ các thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe do cơ sở kinh doanh, trường hợp phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe không có nguồn gốc xuất xứ hợp lệ, cần phối hợp với ngành y tế xác minh nguồn gốc, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra giám sát hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe qua mạng internet, mạng xã hội; kịp thời phát hiện các sai phạm, phối hợp với các cơ quan quản lý về thông tin, truyền thông tại địa phương xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Chỉ đạo Sở Y tế
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc điều tra, xử lý vụ việc buôn bán thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện ngay việc rà soát, thu hồi các loại thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện, kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của việc sử dụng thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
- Phối hợp với Sở Công Thương (hoặc các đơn vị có chức năng tương đương) và các cơ quan đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát, phòng chống thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả lưu thông trên thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc gắn với yêu cầu kết nối cơ sở cung ứng thuốc; chỉ được mua bán các loại thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành, có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ đúng quy định; thực hiện việc bán thuốc theo đơn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Rà soát các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương đối với hoạt động sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trường hợp có khó khăn, bất cập, đề nghị khẩn trương phản ánh về các cơ quan chức năng để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông về nguy cơ, tác hại của việc sử dụng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; Thúc đẩy hoạt động mua bán thuốc theo đơn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đang tiến hành điều tra và phát hiện vụ việc một số sản phẩm thực phẩm giả, không đảm bảo, trong đó có 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được xác định là làm giả do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech ở khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội sản xuất là BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2.
Sản phẩm BABY SHARK do Công ty TNHH công nghệ Herbitech làm giả. Ảnh: Công an nhân dân
Cơ quan Công an xác định, Công ty trên đã gia công, sản xuất hơn 200 sản phẩm có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng, nhưng lại thiếu sự kiểm soát về chất lượng. Mặc dù sản phẩm được quảng cáo là nhập khẩu từ Pháp, Đức, Mỹ, nhưng thực tế, giá thành và chất lượng không đúng như công bố.
Vì vậy, trong quá trình cơ quan chức năng xác minh, xử lý, Cục an toàn thực phẩm đề nghị các đơn vị khuyến cáo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm nêu trên cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cơ quan Công an.
Trong hai ngày 10 - 11.5 tới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám, tư vấn và chụp X-quang miễn phí nhằm sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý gù, vẹo cột sống ở trẻ em.
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang dần có xu hướng trẻ hóa và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
Ngày 24.4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
Sở Y tế Cao Bằng thông tin, chiều ngày 23.4, Trung tâm Y tế huyện Hòa An tiếp nhận 27 học sinh của Trường Tiểu học Nước Hai, nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay.
Các loại hộp xốp chứa đựng thực phẩm chỉ nên dùng một lần và tạm thời, không dùng hộp xốp để chứa đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ngày.
Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025, hạng mục “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động”. Đây cũng là lần thứ 9 Amway Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng uy tín này, khẳng định vị thế tiên phong và những đóng góp tích cực của công ty trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.
Hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động vì vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt, các cơ sở này đều sử dụng người hành nghề "chui", không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp trẻ L.T.C.T (nữ, 9 tuổi, Bến Tre) trong tình trạng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan mức độ nặng.
Bệnh nhân N.T.L., nữ giới, 48 tuổi, quê Thái Bình vừa được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chẩn đoán mắc Sarcoma mô bào - một thể ung thư cực kỳ hiếm gặp.
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra và tiến hành thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
Sáng 23.4, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam tổ chức Tập huấn với chủ đề "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường” nhằm thông tin thêm về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm thuốc lá.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc hạ huyết áp có biểu hiện choáng nặng, suy đa tạng bằng kỹ thuật ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).
Ngày 23.4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phát đi văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở sản xuất, công bố, nhập khẩu mỹ phẩm về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.
Bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện ban đầu giống cảm cúm thông thường: sốt cao, đau họng, ho khan và mệt mỏi. Tuy nhiên, chỉ sau 24 giờ, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh: khó thở tăng dần, tụt huyết áp, tím môi và rối loạn ý thức.
Giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được làm giả với giá khoảng 2,5 triệu đồng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nếu để lọt người không có chuyên môn vào cơ sở y tế.
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh N.V.A (46 tuổi, Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu ngón tay. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Hơn 100.000 lượt truy cập hệ thống nhà thuốc Long Châu chỉ sau hơn 3 tháng kết nối VNeID. Đó là "con số biết nói" khẳng định kết quả khả quan bước đầu sau hơn 3 tháng hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu kết nối với nền tảng định danh điện tử quốc gia VNeID.
Ngày 22.4, hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi cho Bộ Y tế nhằm đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.