Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Tăng cường chế tài xử phạt

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần tăng cường chế tài xử phạt đối với các vi phạm về hóa chất; áp dụng mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục Phiên họp thứ 37, sáng nay, 12.9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Giảm thiểu tối đa rủi ro của hoạt động hóa chất

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, việc ban hành luật nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất, giảm thiểu tối đa rủi ro của các hoạt động hóa chất tới sức khỏe người dân, môi trường, tài sản, xã hội; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động hóa chất cơ bản ổn định trong những năm tiếp theo.

hong-dien.jpg
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình dự án Luật. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, hài hòa hệ thống pháp luật về quản lý hóa chất với quy định của các nước trên thế giới, góp phần tạo môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn hóa chất lớn với công nghệ, hệ thống quản lý hiện đại, sản phẩm có giá trị cao trên thế giới mở rộng hoạt động tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giao thương quốc tế, đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa chất thiết yếu góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi gồm 89 Điều, được bố cục thành 10 Chương; quy định về hoạt động hóa chất, phát triển công nghiệp hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hóa chất.

Theo Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi). Thời gian gửi hồ sơ dự án Luật bảo đảm đúng quy định; đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024).

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh (Điều 1), áp dụng pháp luật (Điều 3), giải thích từ ngữ (Điều 4), Thường trực Ủy ban thống nhất với tên gọi là Luật Hóa chất (sửa đổi) bảo đảm tính kế thừa, phát triển Luật Hóa chất hiện hành. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, xem xét thay đổi tên gọi là Luật Công nghiệp hóa chất để tạo tiền đề, động lực xây dựng chính sách phát triển công nghiệp hóa chất.

Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát phạm vi điều chỉnh để tránh trường hợp quy định quá rộng hoặc liệt kê không đầy đủ, bảo đảm không phát sinh chồng chéo, xung đột với một số luật khác; cân nhắc quy định tại Điều 1 về “hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm” vì phạm vi điều chỉnh về “hoạt động hóa chất” đã bao hàm cả hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa.

Đối với phát triển công nghiệp hóa chất (Chương II), Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chỉ có 6 Điều quy định về phát triển công nghiệp hóa chất là chưa đầy đủ, đề nghị nghiên cứu, bổ sung phù hợp một số nội dung quy định như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thị trường, nguyên liệu, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ… trong công nghiệp hoá chất.

Áp dụng mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, công tác xây dựng luật phải có đổi mới; văn bản luật cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, những gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội ban hành, những gì thuộc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ quy định trong nghị định, thông tư.

Nhấn mạnh quan điểm phải tiếp tục rà soát, thể chế hóa chủ trương xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước đã nêu tại Kết luận số 36-KL/TW ngày 23.6.2022 của Bộ Chính trị; Kết luận số 81-KL/TW ngày 4.6.2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên môi trường, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là kết luận quan trọng, đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Đối chiếu với các chương, điều, khoản của dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, chưa thể hiện rõ những chủ trương này, do đó, đề nghị ban soạn thảo rà soát kỹ lưỡng thể cụ thể hóa trong luật.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý 3 vấn đề lớn.

Thứ nhất, trong điều khoản giải thích từ ngữ, cần rà soát, nghiên cứu bổ sung thêm, nhất là cụm từ đưa ra chiến lược, nghị quyết của Đảng thì khi đưa vào nội dung phải luật hóa một cách dễ hiểu.

Thứ hai, đối với vấn đề quản lý, sử dụng hóa chất cần khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến quy trình, công nghệ, chuyển đổi sang các hóa chất ít nguy hại hơn hoặc giảm thiểu sử dụng hóa chất nguy hại; tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc hóa chất, đặc biệt là các hóa chất nhập khẩu, mục tiêu lớn nhất là phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Cần nâng cao nhận thức về giáo dục, tăng cường truyền thông về tác hại, an toàn hóa chất đối với cộng đồng.

Thứ ba, tăng cường chế tài xử phạt đối với các vi phạm về hóa chất; áp dụng mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Từ thực tế các vụ án nghiêm trọng xảy ra thời gian qua liên quan đến việc sử dụng tràn lan các hóa chất độc hại, nhiều ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần phải có quy định, chế tài để kiểm soát đặc biệt, chặt chẽ ở các khâu mua bán, lưu hành.

Cho rằng, hiện nay còn tình trạng mua bán hóa chất dễ dàng, quản lý chưa chặt chẽ bởi việc mua bán được đặt hàng qua mạng xã hội, như vậy dễ lọt trong khâu quản lý, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới đề nghị nghiên cứu thêm quy định về quản lý hóa chất đặc biệt nguy hiểm, điển hình như chất xyanua.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, cần phải có quy định rõ ràng đối với hóa chất độc hại nhưng lại được sử dụng trong chữa bệnh. Đơn cử, chất tạo nạc salbutamol nếu dùng trong y tế thì rất ít nhưng trong chăn nuôi lại là chất tạo nạc, là chất cấm, khi ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe.

“Vậy trong trường hợp này, khi nhập khẩu chất salbutamol thì cơ quan nào sẽ quản lý, bởi với y tế thì là chất có tác dụng chữa bệnh, với ngành nông nghiệp lại là chất cấm trong chăn nuôi, trách nhiệm quy định sẽ như nào, thuộc về bộ nào?”, Trưởng Ban Công tác đại biểu đặt câu hỏi.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật cũng như Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Tuy nhiên đây là luật chuyên ngành với nhiều nội dung chuyên ngành sâu, để bảo đảm chất lượng dự án Luật và hiệu quả hơn, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Lãnh đạo Quốc hội về một số định hướng mới trong xây dựng pháp luật.

"Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra để làm rõ các nội dung cơ quan thẩm tra đề nghị, giải trình thuyết phục; Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường thẩm tra chính thức trình Quốc hội tại Kỳ họp tới", Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 14.10.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 14.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 14.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA - 45; Tiếp tục phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì Lễ công bố, trao Nghị quyết về công tác cán bộ và khen thưởng đột xuất, chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Cao Bằng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Tối nay, 14.10, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức nhân kỷ niệm 94 Năm thành lập Hội (14.10.1930 – 14.10.2024).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 14.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Tổ trưởng Tổ biên tập cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động của Tổ biên tập.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự buổi lễ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Sáng 12.10, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Chuỗi sự kiện Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, chủ trì phiên họp thứ 12 của Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà hỗ trợ tại Lào Cai; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao quyết định bổ nhiệm cán bộ; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt.

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1218/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn.