Tân nữ giáo sư trẻ nhất năm 2023 thuộc về ngành Tâm lý học

Giáo sư nữ trẻ nhất đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm nay là ứng viên Đặng Hoàng Minh, sinh năm 1979 (44 tuổi). Bà cũng là tân giáo sư duy nhất của ngành Tâm lý học.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023. Trong đó, có 58 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, 572 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.

Theo thống kê của Báo Đại biểu Nhân dân, trong danh sách 58 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2023, có 12 ứng viên nữ, 46 ứng viên nam.

Giáo sư nữ trẻ nhất năm nay sinh năm 1979 (44 tuổi), là bà Đặng Hoàng Minh, giáo sư ngành Tâm lý học. Bà Minh cũng là tân giáo sư duy nhất của ngành Tâm lý học.

Nữ giáo sư trẻ nhất năm 2023 cũng là tân giáo sư duy nhất ngành Tâm lý học -0
Tân giáo sư Đặng Hoàng Minh trẻ nhất năm 2023 (Ảnh: VNU)

Tân giáo sư Đặng Hoàng Minh sinh ngày 25.08.1979; quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Bà hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về Xã hội, Tâm lý và Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bà tốt nghiệp cử nhân ngành Tâm lý học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Các năm 2002 và năm 2007, bà lần lượt nhận bằng Thạc sĩ rồi Tiến sĩ ngành Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học cá nhân hóa và những biến đổi xã tại Trường ĐH Toulouse II-Le Mirail, CH Pháp. Bà Minh được công nhận chức danh PGS.TS ngành Tâm lý học ngày 12.12.2012.

Về quá trình công tác, từ tháng 7.2006 đến nay, giáo sư Đặng Hoàng Minh là giảng viên Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bà từng là điều phối viên chương trình thạc sĩ và tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng, Trường ĐH Giáo dục; Giám đốc Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng Dụng Tâm lý, Trường ĐH Giáo dục. Bà cũng từng là Thư kí, Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted); rồi Chủ tịch Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted).

Hiện nay, giáo sư Đặng Hoàng Minh là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted); Giám đốc Quỹ Tài năng trẻ Tâm lý-Giáo dục, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam; Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về Xã hội, Tâm lý và Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục; Chủ nhiệm bộ môn Giáo dục và Trị liệu, Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục.

Giáo sư Đặng Hoàng Minh nghiên cứu theo 3 hướng chính. Hướng thứ nhất là các vấn đề tâm bệnh của trẻ em và vị thành niên: Các nghiên cứu đánh giá tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Việt Nam như rối loạn trầm cảm, lo âu, trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực, các công cụ đánh giá tâm bệnh,…

Hướng nghiên thứ hai là năng lực sức khỏe tâm thần của các nhóm dân số khác nhau: Các nghiên cứu tập trung phân tích kiến thức, thái độ của người dân về sức khỏe tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, v.v cũng như các chương trình nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần.

Hướng nghiên cứu thứ ba là xây dựng và triển khai các chương trình trị liệu tâm lý và can thiệp sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các chương trình dựa vào trường học.

Cho tới nay, bà đã hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐH Quốc gia Hà Nội (chủ nhiệm đề tài); 3 đề tài cấp Nhà nước (trong đó là chủ nhiệm 2 đề tài Nafosted, thư kí 1 đề tài cấp nhà Nước); 5 đề tài quốc tế (đồng chủ nhiệm hoặc thư kí).

Bà cũng đã công bố 90 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; xuất bản 18 cuốn sách, trong đó 16 cuốn thuộc nhà xuất bản có uy tín.

Tân giáo sư Đặng Hoàng Minh đã được khen thưởng các danh hiện Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2015, 2018,2019, 2021, 2022; Chiến sĩ thi đua cấp cấp ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020; Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục cho điển hình tiên tiến 5 năm 2010-2015; Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục cho cá nhân có thành tích khoa học xuất sắc năm 2018; Bằng khen của Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội về thành tích nghiên cứu khoa học các năm 2016, 2022.

Ngoài ra, bà từng nhận Bằng khen Tài năng trẻ do Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam trao năm 2017; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT năm 2018.

Theo thống kê của Báo Đại biểu Nhân dân, trong số 12 nữ giáo sư được công nhận chức danh, ngoài giáo sư Đặng Hoàng Minh ngành Tâm lý học, 11 nữ giáo sư khác thuộc các ngành: Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi - Thú y (1); Hội đồng Giáo sư liên ngành Hoá học - Công nghệ thực phẩm (2); Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế (1); Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp (2); Hội đồng Giáo sư ngành Sinh học (1); Hội đồng Giáo sư ngành Thuỷ lợi (1); Hội đồng Giáo sư ngành Toán (1); Hội đồng Giáo sư liên ngành Văn hoá - Nghệ thuật - Thể dục thể thao (1); Hội đồng Giáo sư ngành Y học (1).

Giáo dục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.