Tận dụng EVFTA để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Tại tọa đàm "Liên kết với doanh nghiệp EU, tận dụng hiệu quả EVFTA" ngày 6.10, các đại biểu cho rằng, sau 3 năm thực thi, những lợi ích, kết quả tích cực mà Hiệp định mang lại đã được khẳng định. Giai đoạn mới, các doanh nghiệp cần khai thác EVFTA tốt hơn nữa để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lợi ích toàn diện

EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5. Chỉ riêng năm 2022 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Toàn cảnh tọa đàm
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Quang Khánh

Không chỉ hưởng lợi trong hoạt động xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là máy móc, thiết bị, nguyên liệu từ EU; đồng thời đẩy mạnh hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ để ứng dụng các giải pháp hiện đại vào sản xuất kinh doanh, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp EU.

Bên cạnh lợi ích thương mại, lợi ích thu hút đầu tư mà EVFTA mang lại cũng rất lớn. Năm 2022, EU có 146 dự án đầu tư được cấp mới tại Việt Nam, mặc dù có sự giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 12 dự án) tuy nhiên, quy mô vốn lại tăng. Theo đó, vốn đăng ký cấp mới trong năm 2022 đạt 15 tỷ USD (tăng 13 tỷ USD so với năm 2021). Tổng vốn đăng ký cũng đạt 24 tỷ USD (tăng 10 tỷ USD so với năm 2021).

Theo báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) mới công bố, số doanh nghiệp đánh giá tích cực về triển vọng kinh doanh quý III.2023 tăng lên và Việt Nam vẫn củng cố vị trí là một trong 5 điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp châu Âu. Cụ thể, 48% số người tham gia khảo sát kỳ vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ công ty họ vào Việt Nam sẽ tăng trong quý tới. Số lượng lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá tích cực về triển vọng kinh doanh của Việt Nam trong quý 3 tăng 9% so với đánh giá quý trước. Cũng theo kết quả khảo sát của EuroCham, có hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát hưởng lợi từ EVFTA. Tuy nhiên, EuroCham cũng lưu ý, Việt Nam đang phải chịu tác động bởi tình hình khó khăn toàn cầu.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE), cho rằng, đầu tư từ EU vào Việt Nam rất tiềm năng. Rất nhiều quốc gia trong EU đầu tư ra nước ngoài, ví dụ Đức bình quân đầu tư ra nước ngoài một năm khoảng 60 tỷ USD, Pháp khoảng 30 tỷ USD hoặc Thụy Điển cũng rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn vào số vốn đăng ký và vốn thực hiện của các nước EU vào Việt Nam, Hà Lan đang dẫn đầu trong khi nước này không nằm trong tốp các nước châu Âu đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất. “Vấn đề còn lại quả bóng trong chân chúng ta! Chúng ta chuẩn bị môi trường đầu tư, nguồn nhân lực như thế nào… để đón tiếp họ”, ông Toàn nói.

Quan tâm đến phát triển bền vững

Theo lộ trình thực thi EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu từ EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU). Mức thuế tiếp tục giảm, đặc biệt giảm mạnh từ sau năm thứ 3 trở đi. Từ năm 2022 đến năm 2027, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sẽ giảm từ 10,2% xuống còn khoảng 1%. Tuy nhiên, thực tế, còn nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt tốt cơ hội trong liên kết với các doanh nghiệp, đối tác từ EU để tận dụng thuế quan ưu đãi, tiếp cận nguồn nguyên liệu và công nghệ chất lượng, tham gia vào chuỗi cung ứng từ một trong những khu vực kinh tế hàng đầu thế giới.

Để doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối được với EU, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho rằng, tư duy bao giờ cũng là yếu tố tối quan trọng. Phải xác định làm với EU là làm chuẩn, bài bản. Chúng ta có thể chưa cùng đẳng cấp với họ về trình độ công nghệ hay tài chính nhưng phải cùng đẳng cấp về tư duy, tức là cùng chung một tư duy, một cách làm. Đồng thời, cần chú ý đến việc tương thích dần về các tiêu chuẩn kỹ thuật, bởi những sản phẩm “Made in EU” là một bảo chứng về chất lượng. Nếu muốn tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp EU, trình độ quản trị, kỹ thuật của doanh nghiệp Việt Nam phải tăng lên. Ngoài ra, cần nâng cao trình độ quản trị và đặc biệt phải rất quan tâm đến truy xuất nguồn gốc, truy xuất xuất xứ.

Theo ông Khanh, điều quan trọng nữa là doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm đến lao động, môi trường và phát triển bền vững. EVFTA có một chương riêng về phát triển bền vững, và không chỉ các doanh nghiệp EU, các cơ quan quản lý mà người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm đến những yếu tố này. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam chú ý và làm được những điều trên thì cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng EU trong thời gian tới rất lớn, ông Khanh nhấn mạnh.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án
Doanh nghiệp

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án

Ngày 09.04.2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đồng hành kiến tạo không gian sống đẳng cấp cho cư dân và mở ra cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt, ưu đãi vượt trội cho khách hàng mua nhà tại các dự án do Vạn Phúc phát triển, đặc biệt là tại Khu đô thị Vạn Phúc City, TP. Thủ Đức.

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.