Tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng

Vừa tham gia bảo vệ môi trường rừng vừa có điều kiện phát triển chăn nuôi, kinh tế của gia đình anh Mã A Phình (xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu) ngày càng khấm khá. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương và là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng.

Tích cực tham gia bảo vệ môi trường rừng

Sinh ra lớn lên tại bản Sùng Phài 2, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu, Mã A Phình luôn có ý thức nỗ lực trong việc vươn lên phát triển kinh tế bản thân và gia đình sớm thoát nghèo. Nhận thấy cuộc sống quanh mình gắn liền với rừng, chính vì vậy, việc bám vào rừng để phát triển kinh tế được Mã A Phình xác định từ những ngày đầu lập nghiệp. Năm 2002, Mã A Phình đã mạnh dạn đề xuất để được bảo vệ 17ha và năm sau, anh tiếp tục nhận thêm 13ha nâng tổng số diện tích rừng mình nhận lên hơn 30ha.

1-3678.jpg -0
Gia đình anh Mã A Phình (xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu) là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng. Ảnh: BN

Vào thời điểm đó, bất kể ai nghe cũng đều cho rằng quyết định này của anh là mạo hiểm khi việc bảo vệ diện tích rừng này khi đó đem lại lợi ích rất thấp. Tuy nhiên, với quyết tâm bảo vệ rừng của mình, anh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong huyện, vận động bà con nhân dân trong bản tham gia vào công tác bảo vệ rừng.

Vì vậy, kể từ khi được anh bảo vệ, những cánh rừng đã không còn bị chặt phá như trước. Cùng lúc đó, với suy nghĩ, đồi núi chỉ có trồng rừng, bám rừng mới đem lại hiệu quả kinh tế lớn, anh đã đảm bảo cho cuộc sống của gia đình. Anh hiểu rằng, lâu dài, trồng rừng có rất nhiều lợi ích, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa thu lợi nhuận cao.

“Với diện tích rừng được giao lớn, cứ 3 - 4 ngày tôi lại vào khu vực rừng được giao để kiểm tra, khoanh vùng. Ngoài dọn dẹp bảo vệ môi trường rừng, tôi còn giám sát những người lạ mặt xuất hiện trong khu rừng được giao. Đặc biệt, khi mùa khô đến gần, tôi phải thường xuyên có mặt để giám sát những người đốt lửa tìm ong, hay những hộ dân đốt nương rẫy gần đó để báo cáo kiểm lâm giải quyết. Hay mỗi khi có dự án mới triển khai, tôi sẽ trồng cây xen kẽ vào khu vực được giao trông coi”, anh Phình cho biết.

Tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, anh còn là điển hình gương mẫu trong việc tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, các hoạt động xã hội do địa phương phát động, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

Để phát triển kinh tế gia đình một cách bền vững, anh luôn suy nghĩ phải tìm ra một nguồn thu khác để đảm bảo cuộc sống gia đình. Với số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm được chi trả, anh đã tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi gà và vịt của gia đình. Đến nay, đàn gia cầm của gia đình anh đã có trên 1.000 con. Cùng với việc nuôi lợn nái, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình.

2-4280.jpg -0
Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm anh đã tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi thêm gà vịt. Ảnh: BN

Được biết, những năm vừa qua, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ở Lai Châu đã xuất hiện bước đột phá, hiệu quả trong việc tạo nguồn lực tài chính cho người dân gắn liền với lâm nghiệp. Song song với đó, chính sách này cũng góp phần thúc đẩy những tấm gương làm giàu từ rừng, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Đại diện lực lượng kiểm lâm tại địa bàn xã Sùng Phài thành phố Lai Châu đánh giá, nhờ có chính sách chi trả môi trường rừng mà ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ rừng được nâng lên. Qua các năm, không có hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, không có cháy rừng. Với diện tích bảo vệ rừng lớn như hộ như gia đình anh Phình được chi trả từ 50 - 70 triệu/năm. Những hộ này còn biết vận dụng nuôi gia cầm (gà, ngan) rất hiệu quả, góp phần nâng cao kinh tế gia đình.

Với sự nỗ lực, kiên trì của bản thân và gia đình trong công tác bảo vệ phát triển rừng đối với những diện tích mình được giao khoán. Từ nhiều năm nay, cánh rừng nơi gia đình anh Phình sinh sống chưa có vụ cháy rừng, cũng như phá rừng nào xảy ra.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.