Tắm bằng nước lá cây, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi bị nhiễm trùng huyết

Chủ quan tắm bằng nước lá cây đun sôi để nguội, bệnh nhi 4 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng da toàn thân viêm loét đỏ trợt da, rỉ máu, rỉ dịch do nhiễm trùng huyết.

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi, trú tại Huyện Hà Quảng) nhập viện trong tình trạng da toàn thân viêm loét đỏ trợt da, rỉ máu, rỉ dịch.

Khai thác tiền sử được biết, khi được 1 tháng tuổi xuất hiện nổi mẩn li ti nên người nhà đã dùng lá cây đun sôi để nguội tắm cho trẻ. Sau tắm, bệnh nhi xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, gia đình tiếp tục mua thuốc về bôi nhưng không đỡ nên đã đến Khoa nhi của bệnh viện điều trị.

Tại đây, qua thăm khám và làm các xét nghiệm, trẻ được chẩn đoán: Nhiễm trùng huyết sau tắm lá cây. Sau 2 ngày điều trị tích cực, trẻ tiến triển tốt, da đỡ mẩn đỏ, tỉnh táo và bú tốt.

Tắm bằng nước lá cây, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi bị nhiễm trùng huyết -0
Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Cao Bằng, trong dân gian việc dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh là một việc hết sức quen thuộc, theo kinh nghiệm hoặc mách bảo nhau. Tuy nhiên, khi tắm bằng lá cây cho trẻ cần phải cân nhắc, thận trọng bởi những tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Mặt khác, da trẻ nhỏ rất mỏng. Đối với trẻ sơ sinh, cấu trúc da chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Trong trường hợp bị viêm da, trẻ sẽ có biểu hiện sốt, quấy khóc, da toàn thân hoặc chỗ tiếp xúc mẩn đỏ, mọc mụn, lở loét ở từng vùng như loét niêm mạc miệng, mũi hoặc toàn thân, có thể có các biểu hiện của dị ứng nặng như sốc hay vô niệu.

Thông thường các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi đó các loại lá do mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, thậm chí có nhiễm thuốc trừ sâu rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi thì mầm bệnh chưa hẳn được loại bỏ hết.

Vào mùa nắng nóng, việc tắm lá không đúng cách càng khiến trẻ bị bội nhiễm có thể nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều cha mẹ quan niệm tắm lá vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên an toàn cho da của trẻ. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt, không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích ứng được những loại nước lá và quả này. Bởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, da có những đặc tính như mỏng, chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn và có các chức năng bảo vệ kém nên rất dễ nhiễm khuẩn. Do đó, việc làm sạch da hằng ngày với các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp hoặc tắm bằng nước lọc sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng cho da của trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh nên tắm trẻ theo quy trình chuẩn bằng nước ấm thông thường, không nên dùng lá pha nước tắm cho trẻ một cách tùy tiện không được hướng dẫn cẩn thận. Đồng thời, nếu thấy da nổi mẩn đỏ bất thường và có dấu hiệu lan trên diện rộng, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024
Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, bánh trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ