Tài xế xe công nghệ dùng điện thoại khi lái xe có bị xử phạt không?

Xin hỏi, tài xế xe công nghệ dùng điện thoại khi lái xe có bị xử phạt không? – Câu hỏi của bạn Ngọc Mỹ (Đà Nẵng).

Tài xế công nghệ dùng điện thoại khi lái xe có bị xử phạt? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Tài xế xe công nghệ, shipper khi tham gia giao thông đều phải chấp hành luật giao thông như các chủ phương tiện khác. Vừa lái xe vừa dùng điện thoại, như nhận cuốc, nghe điện thoại... là hành vi nguy hiểm, gây cản trở, mất an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông.

Pháp luật nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông vừa tham gia giao thông vừa sử dụng thiết bị điện thoại di động, thiết bị âm thanh (tai nghe, headphone...), trừ thiết bị trợ thính.

Mức xử phạt dùng điện thoại khi lái xe như sau:

Theo điểm h, khoản 4 và điểm b, điểm c, khoản 10, Điều 6, Nghị định số 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại điểm g, khoản 34 và điểm c, khoản 35, Điều 2, Nghị định số 123/2021) quy định mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng; Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.