Tại sao nỗ lực quân sự của phương Tây khó ngăn được Houthi?

Liên minh châu Âu EU đã nhất trí thành lập Phái bộ Bảo vệ Biển Đỏ để đảm bảo an toàn, tự do hàng hải của các tàu thương mại châu Âu và quốc tế đi qua khu vực này, trở thành bên mới nhất tham gia vào chiến dịch bảo vệ tàu thuyền ở vùng biển này trước các cuộc tấn công của nhóm nổi dậy Houthi ở Yemen.

Tại sao nỗ lực quân sự của phương Tây khó ngăn được Houthis? -0
Các nhà ngoại giao EU đã nhất trí thành lập Phái bộ Bảo vệ Biển Đỏ trong cuộc họp ngày 22.1. Ảnh: AP

Phái bộ bảo vệ Biển Đỏ của châu Âu sẽ hoạt động độc lập và không tham gia liên minh bảo vệ Biển Đỏ do Mỹ dẫn đầu. Cụ thể, EU sẽ triển khai các tàu chiến và hệ thống cảnh báo sớm trên không để bảo vệ các tàu hàng trong trường hợp có mối đe dọa. Tuy nhiên, EU hiện chưa xác định rõ quốc gia nào sẽ nắm quyền chỉ huy sứ mệnh này.

Trước đó, Mỹ đã thành lập một liên minh đa quốc gia để bảo vệ hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ có tên là Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng với sự tham gia công khai và giấu tên của khoảng 20 nước. Mỹ và Anh cũng tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Houthi bên trong Yemen. Người ta hy vọng những cuộc tấn công này sẽ gây áp lực buộc lực lượng Houthi phải lùi bước. Nhưng không, tần suất và mức độ của các vụ quấy rối từ Houthi vẫn không giảm bớt. Các nhà phân tích cho rằng, trừ phi cuộc chiến của Israel ở Gaza chấm dứt và phương Tây thay đổi 180 độ trong cách tiếp cận đối với tình hình Trung Đông Israel, có rất ít lý do để ngăn cản lực lượng Houthis thay đổi tiếp cận đi trong tương lai gần. Có ba lý do chính giải thích cho điều này.

Ưu thế trong chiến thuật

Lý do đầu tiên và rõ ràng nhất là lực lượng nổi dậy Houthi đã có bề dày kinh nghiệm trong việc chống chọi với các cuộc không kích. Bằng chứng là suốt từ năm 2015 đến nay, phong trào này vẫn tồn tại bất chấp các cuộc tấn công của Liên minh do Ảrập Xêút dẫn đầu và được phương Tây hậu thuẫn.

Tại sao nỗ lực quân sự của phương Tây khó ngăn được Houthis? -0
Máy bay RAF Typhoon của Mỹ tấn công một tên lửa của Houthi ở Yemen. Ảnh: AP

Trước đó, từ năm 2004-2010, Houthis đã tham gia 6 cuộc chiến chống lại chính quyền trung ương Yemen. Chiến tranh du kích không phải là điều mới mẻ đối với họ và các chiến dịch quấy rối các tàu ngoài khơi gần bờ biển của họ không cần đến vũ khí phức tạp.

Giai đoạn đình chiến gián đoạn hiện nay giữa phong trào này và lực lượng quân chính phủ Yemen cũng đã giúp người Houthi điều chỉnh mạng lưới buôn lậu vũ khí, cũng như hoạt động sản xuất vũ khí trong nước của họ.

Kết quả là, chỉ với các cuộc không kích của phương Tây khó có thể giáng một đòn hạ gục vào năng lực quân sự của họ và gần như chắc chắn chỉ khiến ý chí chiến đấu của họ được củng cố. Đó là bởi vì lần đầu tiên, lực lượng này định hình hành động của mình một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn: chống lại Nhà nước Do Thái và những đồng minh của Israel.

Quyền lực đáng gờm

Lý do thứ hai vô cùng quan trọng đó là quyền lực của Houthis đối với các cộng đồng ở Yemen. Người Houthis hiện kiểm soát phần lớn Yemen, bao gồm cả thủ đô Sana'a, nơi chiếm khoảng 70% dân số. Người dân ở những khu vực này đã phải hứng chịu những chính sách hà khắc mang tính hệ thống trong nhiều năm từ lực lượng này chẳng hạn như duy trì trật tự bằng bạo lực, tăng cường tuyển mộ binh sĩ trẻ em, tống tiền các doanh nghiệp một cách có hệ thống, thực hiện hệ thống thuế dựa trên đẳng cấp, vũ khí hóa lương thực và nước, bao gồm cả việc chuyển hướng viện trợ lương thực để làm giàu cho cá nhân…

Điều quan trọng là bản thân Liên minh ủy nhiệm do Ảrập Xêút dẫn đầu nhằm hậu thuẫn cho Chính phủ Yemen vốn được cộng đồng quốc tế công nhận, cũng không nhận được tính chính danh ở đây do bị các cáo buộc tội ác chiến tranh và vi phạm nhân quyền.

Ước tính có ít nhất 150.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến nổ ra vào năm 2015. Con số này cũng không bao gồm hàng nghìn người khác đã chết vì nạn đói và bệnh tật vốn là hệ lụy thứ phát của chiến tranh.

Chính sách hà khắc của Houthis đã khiến họ không được lòng dân. Bất đồng chính kiến ​​là nguy hiểm do hệ thống đàn áp và giám sát khu vực phức tạp mà người Houthis đã áp đặt trong các khu vực mà họ kiểm soát. Người dân Yemen bắt đầu xuống đường biểu tình vào năm ngoái ở Ibb và thành phố Ta'izz.

Theo các nhà phân tích Yemen, trong bối cảnh bất đồng chính kiến ​​​​gia tăng trong nước, các hành động của người Houthis và sự trả đũa của phương Tây đã mang lại cho nhóm này món quà “gần như hợp pháp”. Các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu cũng tạo ra sự tin cậy cho việc lực lượng Houthi yêu cầu những người chỉ trích “ ngậm miệng lại ”.

Và điều quan trọng không kém là các cuộc tấn công của Mỹ có thể thúc đẩy nỗ lực tuyển mộ quân sự của người Houthis. Và điều này có thể giúp họ cố gắng chiếm lại các giếng dầu do chính phủ nắm giữ ở Marib, điều mà nhóm cần để trở nên bền vững về mặt kinh tế.

Biến sự phẫn nộ thành vũ khí

Lý do thứ ba khiến người Houthi sẽ không dừng tay là bởi vì ngay từ đầu họ đã tuyên bố mục tiêu là những tàu thuyền neo đậu hoặc có hướng đi tới bờ biển Israel. Và hành động của họ thể hiện sự giận dữ của khu vực rộng lớn hơn đối với cuộc chiến của Israel ở Gaza (cuộc chiến đến nay đã cướp đi sinh mạng của 25.000 người Palestine) cũng như sự ủng hộ kéo dài hàng thập kỷ của phương Tây đối với Israel và chính sách định cư gây tranh cãi của nước này ở Bờ Tây và dải Gaza.

Họ cũng đã khai thác những mối bất bình sâu sắc về các chính sách của phương Tây nói chung để củng cố các chế độ không được lòng dân trước hành động phản kháng của người dân trước đó.

Tuy nhiên, người dân Yemen nhận thức sâu sắc rằng sự trỗi dậy và mở rộng của Houthis được tạo ra nhờ việc lực lượng này khuếch trương thanh thế qua các cuộc tấn công ở Biển Đỏ, điều này gây tổn hại đến khả năng của người Yemen trong việc xác định các giải pháp địa phương cho các vấn đề địa phương.

Bằng cách lấy lý do bảo vệ người Palestine để biện minh cho hành động của mình, người Houthis đã tìm ra cách để làm mất uy tín Chính quyền trung ương trong nước. Điều này sẽ càng khó có thể đánh bật lực lượng này khỏi quyền lực hiện nay và đẩy những người dân thường Yemen vào tình trạng khốn cùng hơn.

Thế giới 24h

ITN
Thế giới 24h

Nhật Bản phạt tù đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại

Số lượng người sử dụng xe đạp ở Nhật Bản đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian đại dịch Covid-19, khi nhiều người dân chuyển sang loại xe này để tránh việc sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước tình hình số vụ tai nạn liên quan đến xe đạp đang ngày càng tăng, Nhật Bản đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm siết chặt an toàn giao thông, trong đó cấm sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe đạp.

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
Thế giới 24h

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đã chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khi hiện tại giành được 277 phiếu đại cử tri, vượt qua mức cần thiết 270 để trở lại nắm quyền, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi thông điệp chúc mừng, thừa nhận điều mà họ gọi là “sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử”, đồng thời bày tỏ sự vui mừng được hợp tác với ông chủ Nhà Trắng thứ 47 trong những năm tới.

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?
Quốc tế

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?

Ông Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 6.11, một sự trở lại phi thường của một cựu tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại 4 năm trước, đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và sống sót sau hai nỗ lực ám sát.

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'
Quốc tế

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'

Ông Donald Trump, người gần như chắc chắn giành chiến thắng, đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ông trên toàn quốc vào sáng sớm 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), tuyên bố ông sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ" sau khi phát động "chiến dịch chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại".

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện
Quốc tế

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện

Tính đến gần 3 giờ sáng ngày 6.11 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tương đương với 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc chiến tại Hạ viện vẫn chưa ngã ngũ khi hãng thông tấn AP dự đoán Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát 198 ghế tại Hạ viện và Đảng Dân chủ nắm giữ 169 ghế. Trong khi đó, đảng Con voi đã cầm chắc chiến thắng ở Thượng viện, nơi trước đây Dân chủ kiểm soát, với 51 ghế.

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng
Thế giới 24h

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng

Việc Israel chính thức cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel hôm 4.11 đã làm dấy lên những lo ngại về dòng viện trợ quốc tế vốn đang không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân dải Gaza, tiếp tục bị bóp nghẹt khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây thêm trầm trọng.

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?
Quốc tế

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?

Chỉ còn vài tiếng trước khi tất cả các điểm bỏ phiếu ở Hoa kỳ chính thức đóng cửa nhưng hầu hết cử tri đã thực hiện quyền của mình. Họ cho biết nền kinh tế và nhập cư là những vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt, nhưng tương lai của nền dân chủ cũng là động lực chính thúc đẩy nhiều người Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 5.11.