Tại sao “Nhật ký trong tù” viết bằng chữ Hán?

Tại tọa đàm “Nhật ký trong tù - Bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn”, sáng 18.5, các diễn giả đã khẳng định giá trị của của tác phẩm, trong đó lý giải nguyên nhân tập thơ này được viết bằng chữ Hán.

Tại sao “Nhật ký trong tù” được viết bằng chữ Hán? -0
"Nhật ký trong tù", bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn

Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2023) và 80 năm ngày Bác Hồ viết Ngục trung nhật ký (1943 - 2023).

Theo nhà nghiên cứu Hán học, PGS.TS. Lê Văn Toan, Nhật ký trong tù đến với bạn đọc Việt Nam và thế giới hết sức long đong, thậm chí từng có người cho rằng tập thơ không phải do Hồ Chí Minh sáng tác. Những ngụy biện này đã được các nhà khoa học phản bác và chứng minh bằng thực tế về sức sống lâu bền của tác phẩm suốt 80 năm nay.

Tác phẩm từ lâu đã được công chúng trong nước và thế giới đón nhận, tuy nhiên có băn khoăn tại sao được viết bằng tiếng Hán. Về vấn đề này, PGS.TS. Lê Văn Toan nhấn mạnh, có 5 lý do. Thứ nhất, Bác Hồ từ bé đã học tiếng Hán rất giỏi, năm 12 tuổi, Người từng có câu đối: Chung sơn vượng khí thành kiên cố/ Trắc Lĩnh đa vân thị lão niên (Núi Chung khí vượng nên bền vững, Non Lĩnh nhiều mây ắt lâu đời).

Thứ hai, Bác đã có 10 năm hoạt động tại Trung Quốc và trong thời gian này luôn dùng chữ Hán. Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc đã tổng hợp được 37 bài thơ chữ Hán ngoài 133 bài thơ trong tập Nhật ký trong tù, trong đó có bài Nguyên tiêu, Báo tiệp… rất nổi tiếng.

Thứ ba, hơn một năm ở trong tù được hiểu như "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày trong nhà giam dài bằng nghìn năm ở bên ngoài). Người đã viết Tứ cá nguyệt liễu (Bốn tháng rồi) với khổ thơ đầu: Một ngày tù nghìn thu ở ngoài/ Lời nói người xưa thực không sai/ Sống chẳng ra người vừa bốn tháng/ Khiến mình tiều tuỵ còn hơn mười năm. Đây cũng là thời gian đất nước trong vòng nô lệ, cần người tài giúp sức, mà Bác thì ở trong tù, không biết làm gì…

Thứ tư, hơn một năm trong tù, mọi liên hệ giữa Bác với quê nhà Việt Nam không có, cho nên đây có thể là một nguyên nhân cần bí mật, Bác cần giữ tung tích.

Thứ năm, thời gian nhàn rỗi, Bác muốn dùng chữ Hán để viết nhật ký, để rèn trí nhớ, tư duy, bởi mỗi chữ Hán là một bức tranh, ở đó người ta liên tưởng đến mây nước trăng hoa sông suối; liên tưởng mối quan hệ này với mối quan hệ khác, để tự rèn mình.

Tại sao “Nhật ký trong tù” viết bằng chữ Hán? -0
PGS.TS. Lê Văn Toan chia sẻ tại tọa đàm

Nhận xét về bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn, PGS.TS. Lê Văn Toan cho rằng, điều lý thú ở chỗ: Quách Tấn là một nhà Nho, song lại viết chữ Hán. Với bản dịch này, những trang thơ của Quách Tấn được dịch và thể hiện theo lối mới lạ, độc đáo cho độc giả thêm hiểu và trân trọng hơn về tài năng dịch thuật, đặc biệt là về tình cảm của thi sĩ Quách Tấn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Nhà sử học Dương Trung Quốc kể lại quá trình ông được gặp nhà thơ Quách Tấn năm 1978, trong chuyến sưu tầm tài liệu, sách báo cũ tại Nha Trang, Khánh Hòa. Ông nhớ nhất là khi cụ Quách Tấn cho xem một tập sách bọc bìa bằng gấm, đó là những bài thơ viết bằng chữ Hán xen kẽ với lời dịch quốc ngữ.

Tại sao “Nhật ký trong tù” được viết bằng chữ Hán?

“Quách Tấn nói với tôi: đây là tập thơ chữ Hán của Cụ Hồ. Năm sáu mươi, có một người bạn ở nước ngoài gửi về cho tôi một tập thơ chữ Hán của Cụ do ngoài Hà Nội in. Tôi cảm Cụ Hồ là một nhà thơ nên tôi đọc kỹ phần dịch ra quốc ngữ do các bậc túc nho ngoài Bắc dịch, thấy có nhiều điều hay nhưng cũng có điều chưa thật ưng ý. Vả lại, với cái thú của người vốn thích dịch thơ Đường nên tôi cất công ngồi dịch lại”, nhà sử học Dương Trung Quốc kể.

Ông cho biết thêm: “Năm 1992, nghe tin cụ Quách Tấn qua đời, tôi có viết một bài báo nhắc lại kỷ niệm buồn về cụ. Nhờ thế vài năm sau có dịp vào Nha Trang đến lại ngôi nhà ở Chợ Đầm, tôi được ông Quách Giao, con của cụ Quách Tấn, cảm những điều tôi viết về cha mình nên tặng tôi một bản sao cuốn sách chép tập thơ Ngục trung nhật ký và những bản dịch của Quách Tấn. Đến lúc đó tôi mới thực sự được đọc những bản dịch của cụ”.

Các diễn giả nhận định, giá trị lịch sử của tác phẩm gắn với thời kỳ đất nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, gắn với con người lịch sử Hồ Chí Minh. Bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn khiến chúng ta học thêm nhiều điều, về vẻ đẹp của chữ Hán lâu nay vẫn được ví như bông hoa duyên dáng trong dòng văn học Á Đông.

Nhà thơ Quách Tấn (4.1.1910 - 21.12.1992), sinh ra và lớn lên ở thôn Trường Định, huyện Bình Khê, nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, Bình Định. Ông làm thơ, viết văn, viết câu đối từ rất sớm, nhưng từ sau năm 1930, ông mới thực sự bước vào văn đàn, đồng hành với phong trào Thơ mới. Với tư cách là một dịch giả thơ chữ Hán, người đọc biết đến tài năng dịch thuật của Quách Tấn qua dịch thơ của Nguyễn Du - Tố Như thi (1973) và thơ của Thái Thuận - Lữ Đường thi tuyển dịch (2001) và nay là Ngục trung nhật ký - Hồ Chí Minh.

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.