Tái hiện chân dung - “người viết sử bằng nhạc”

Lần ngược thời gian tìm lại các tác phẩm, tài liệu, ký ức của người thân, bạn bè, đồng nghiệp... cuộc đời và nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Vân đã được TS. Lê Y Linh “phục dựng” trong cuốn sách “Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau”. Như một cuốn phim dày dặn tư liệu và cảm xúc, hành trình sáng tạo, cống hiến của nhạc sĩ hiện lên trên từng trang viết sinh động và gần gũi.

"Giá trị cho muôn đời sau"

Với hàng loạt ca khúc để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, từ những tác phẩm gắn với cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, trong giai đoạn hòa bình, từ ca khúc nghệ thuật đến ca khúc thời sự, tráng ca, ngợi ca, ngành ca, tỉnh ca…; từ những giai điệu giản dị đậm chất dân gian đến những tác phẩm nhạc hàn lâm, nhạc giao hưởng, nhạc phim, sân khấu... nhạc sĩ Hoàng Vân được giới nghiên cứu và công chúng tôn vinh như “người viết lịch sử bằng âm nhạc”.

Đến nay, người yêu nhạc vẫn luôn nhớ đến ông qua các tác phẩm như: “Hò kéo pháo” ra đời trong căn hầm nhỏ ở lòng chảo Điện Biên; bản giao hưởng thơ đầu tiên của Việt Nam “Thành đồng Tổ quốc”; cùng “Khúc tâm tình người thủy thủ”, “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, “Quảng Bình quê ta ơi”; “Bài ca người giáo viên nhân dân”, “Em yêu trường em”...

Với sức sáng tạo dồi dào hiếm thấy, một sự nghiệp không ngừng nghỉ trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động, nhạc sĩ Hoàng Vân đã để lại hơn 700 tác phẩm trong gần như tất cả thể loại và hình thức âm nhạc. Sau ngày ông rời xa cõi tạm, gia đình đã dày công thống kê, lưu trữ và bảo tồn di cảo của nhạc sĩ.

Là nhà nghiên cứu âm nhạc, lại là con gái nhạc sĩ Hoàng Vân, TS. Lê Y Linh đã mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ về người để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Không chỉ kể câu chuyện lịch sử âm nhạc sống động và hấp dẫn, các tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được đặt trong dòng chảy của lịch sử âm nhạc với các nhạc sĩ cùng thời.

Trong chương trình ra mắt sách do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chiều 19.4, TS. Lê Y Linh chia sẻ: “Cuộc đời bố tôi là cuộc đời của một con người dành cho âm nhạc, thế nên tôi nghĩ chỉ cần điểm tác phẩm là đã có thể phác họa về thế giới nhân sinh, quá trình sáng tác và một phần cuộc sống đời thường của ông”.

Theo TS. Lê Y Linh, âm nhạc có 2 phần, nội dung và hình thức. Nội dung âm nhạc của Hoàng Vân và các nhạc sĩ cùng thời được nhấn mạnh, nhưng hình thức, kỹ thuật sáng tác ít được nói đến, cũng ít được công chúng quan tâm. Việc biết tại sao bài hát hay sẽ giúp công chúng hiểu hơn về âm nhạc. Đó cũng là điều TS. Lê Y Linh mong muốn: “Giá trị của nghệ thuật âm nhạc là giá trị cho muốn đời sau”. 

TS. Lê Y Linh kể lại quá trình tìm tư liệu và phục dựng cuộc đời nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Vân Ảnh: Ng. Phương
TS. Lê Y Linh kể lại quá trình tìm tư liệu và phục dựng cuộc đời nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Vân

Ảnh: Ng. Phương

Lưu giữ di sản âm nhạc Việt Nam

Đánh giá Hoàng Vân là một nhạc sĩ sáng tác toàn diện, có sức lan tỏa rộng rãi, nhạc sĩ Hoàng Lân cho rằng, công việc của TS. Lê Y Linh giúp công chúng hiểu thêm về quá trình sáng tạo, bề dày, việc “bếp núc” của nghệ sĩ. Công việc kỳ công này đến nay ít người làm được.

“Không có nhật ký, không có chuyện kể, chỉ có những bài báo, bản thảo nhạc, sổ tay sáng tác mà tôi dần tìm thấy trong các tủ ở căn nhà cổ mang màu thời gian từ hơn thế kỷ nay...” - TS. Lê Y Linh nhớ lại quá trình tìm kiếm tư liệu của cha mình, dù ban đầu chị không có ý định viết sách. 

Bắt tay vào công tác lưu trữ khi nhạc sĩ Hoàng Vân đã mất, TS. Lê Y Linh tìm gặp những người mà nhạc sĩ từng làm việc, có dịp gặp gỡ, để xác định nguồn tư liệu, lượm lặt thông tin. Nhờ nguồn tư liệu, chị có thêm những đầu mối khác để tiếp tục tìm kiếm. Sau đó là đọc sách, đọc báo, đọc tư liệu, khảo chứng... để phân tích và tổng kết, đối chiếu thông tin, xác minh chéo, phân loại, sắp xếp bản viết, bản in, bản thu, truy tìm những tài liệu, nhạc phổ, bản thu còn thiếu. Nhạc trưởng Lê Phi Phi - con trai nhạc sĩ Hoàng Vân - chuyên trách việc khôi phục, nghe lại các bản thu để ghi âm thành nhạc phổ, hiệu đính, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện kho tư liệu. 

“Khó khăn lớn nhất là xác định thời gian ra đời của từng tác phẩm, đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử để từ đó phân tích và hiểu được tác phẩm, hiểu được tiến trình trong bút pháp của ông trong vòng nửa thế kỷ. Việc này không đơn giản vì có khi thông tin nhiều nhưng hỗn loạn giữa năm sáng tác, năm xuất bản, năm thu thanh... và rất nhiều tác phẩm không hề có thông tin nào” - TS. Lê Y Linh nói.

Sau 3 năm, TS. Lê Y Linh và gia đình đã thống kê được hàng trăm video về nhạc sĩ và về tác phẩm, 170 bản thu, hơn 500 bản nhạc viết tay, hơn 200 bản nhạc đã được in, hơn 10 phim truyện, hơn 200 bài báo và sách viết về ông... bằng khoảng 70 - 80% số lượng tác phẩm ông để lại. Các tư liệu này đang dần dần được đưa lên trang web hoangvan.org và sẽ tiếp tục được bổ sung.

“Càng tìm hiểu, nghiên cứu về các tác phẩm của ông và nhạc sĩ cùng thời, tôi càng thấy được vai trò lớn lao của một giai đoạn quan trọng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam” - TS. Lê Y Linh nhận định. Thấy rằng các bản thảo, bản ghi âm của nhiều nhạc sĩ, đặc biệt là các nhạc sĩ cùng thời với Hoàng Vân, được lưu trữ ở nhiều nguồn khác nhau và không dễ tập hợp, TS. Lê Y Linh kỳ vọng: “Sẽ có những nhạc sĩ và người thân của họ cũng nhận thấy sự cần thiết tập hợp dữ liệu và tiến hành sớm việc tập hợp, lưu trữ dữ liệu sáng tác và tác phẩm của mình”.

Nhạc sĩ Quốc Trung có chung mối quan tâm: Nhiều nhạc sĩ có gia tài đồ sộ trong di sản âm nhạc cách mạng và âm nhạc Việt Nam, nhưng không phải nhạc sĩ nào cũng may mắn có con làm trong ngành âm nhạc, nghiên cứu âm nhạc. Do đó, ngoài nỗ lực của gia đình, nhà xuất bản, cần có chiến lược rộng hơn để lưu giữ giá trị di sản âm nhạc Việt Nam, phát triển, giáo dục và lan tỏa thì di sản ấy mới bền vững.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.