Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

Ngày 29.11, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) phối hợp tổ chức tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển Nhà báo Bùi Văn Khương cho biết, ngày 22.1.2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đặt mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính an toàn, phù hợp, có chi phí hợp lý, hướng tới tính trách nhiệm và bền vững, đồng thời được cung cấp bởi các tổ chức hợp pháp.

Sau gần 5 năm triển khai, đây là thời điểm cần thiết để chúng ta nhìn lại tiến độ thực hiện và đánh giá các vấn đề tồn tại. Đặc biệt, cần chú trọng đến hiệu quả triển khai đối với các nhóm yếu thế: cư dân nông thôn, vùng sâu vùng xa; người nghèo, phụ nữ và những đối tượng dễ bị tổn thương khác, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã và hộ kinh doanh gia đình.

toa-dam-tai-chinh-vi-mo-co-hoi-vuon-len-cho-nguoi-ngheo-028.jpg
Toàn cảnh tọa đàm

Tại tọa đàm, các chuyên gia, đại biểu đã cùng nhau thảo luận những khía cạnh thiết yếu của tài chính vi mô - một công cụ quan trọng nhằm hỗ trợ người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ vươn lên, vượt qua khó khăn và xây dựng nền tảng phát triển bền vững.

Những ý kiến tại tọa đàm tập trung vào việc đánh giá các thách thức trong việc tiếp cận tài chính vi mô, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa và những khu vực khó khăn; Phân tích vai trò của giáo dục tài chính trong nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình tài chính vi mô. Đồng thời đề xuất các chiến lược phát triển tài chính vi mô theo hướng bền vững, đồng bộ với Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các quy định pháp luật mới, bao gồm Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (ban hành tháng 1.2024).

toa-dam-tai-chinh-vi-mo-co-hoi-vuon-len-cho-nguoi-ngheo-010.jpg
Các chuyên gia cùng nhau thảo luận tại tọa đàm

Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng PGS.TS Lê Văn Luyện đánh giá, các tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân, đặc biệt là những hộ gia đình yếu thế, phát triển kinh tế bền vững. Chúng không chỉ cung cấp vốn mà còn giáo dục và hỗ trợ người dân khai thác tiềm năng của địa phương, tạo công ăn việc làm, giữ gìn môi trường và giảm di cư tự phát. Các chương trình tài chính vi mô còn giúp kết nối các sản phẩm từ các địa phương ra thị trường rộng lớn hơn, góp phần phát triển đất nước bền vững.

Các tổ chức tài chính vi mô giúp người nghèo không chỉ bằng tiền mà còn giúp họ phát triển kinh tế thông qua việc hỗ trợ kỹ năng, tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường, thậm chí xuất khẩu. Ngoài ra, một bộ phận khách hàng vẫn chưa được trang bị smartphone (điện thoại thông minh) với nhiều lý do như tuổi tác, hoàn cảnh kinh tế, kỹ năng công nghệ… Đây cũng là thách thức đối với quá trình thúc đẩy tài chính.

Các chuyên gia đồng tình rằng để tài chính vi mô phát triển bền vững, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước và việc hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính vi mô hoạt động hiệu quả hơn, góp phần cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, thành lập một tổ chức dưới dạng hiệp hội tài chính vi mô để tập hợp tiếng nói, hỗ trợ, chia sẻ giữa các đơn vị. Các chương trình, dự án, tổ chức tài chính vi mô cũng cần chủ động nâng cao về năng lực tài chính

Kinh tế

TS. Điền
Kinh tế

Cần có chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia

“Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ rất rủi ro, vì làm chi tiết cho vài dòng sản phẩm đặc biệt nào đó nhưng nếu không được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó đặt hàng thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ bị lỗ, không thể trả lãi ngân hàng. Do đó, rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của Nhà nước, thông qua xây dựng chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia”, TS. HUỲNH THANH ĐIỀN, chuyên gia kinh tế đề xuất.

PGS.Đinh Trọng Thịnh
Kinh tế

Hoàn thiện và ổn định quy hoạch là yếu tố tiên quyết

“Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, vấn đề mang tính tiên quyết là phải hoàn thiện và ổn định quy hoạch, xác định rõ vùng nào phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành gì, từ đó có các cơ chế chính sách đi kèm. Nếu không có quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế, chúng ta sẽ khó phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách bài bản, bền vững”, PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế kiến nghị.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xây dựng các trung tâm kỹ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo TS. Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi gia công lắp ráp, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng các trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp công nghiệp nói riêng và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói chung.

Cần tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn
Kinh tế

Cần tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn

Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền Thông) Nguyễn Khắc Lịch cho biết, ngày 21.9.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và đưa ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo công thức: C=SET+1.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Phát triển công nghiệp nói chung trong đó có công nghiệp hỗ trợ được xem là trụ đỡ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ...

Nông dân thu hoạch chuối. Ảnh: ITN
Kinh tế

Cung cấp dinh dưỡng, giúp cây chuối khoẻ ngay từ đầu vụ bằng phân bón Đầu Trâu

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc ứng phó vào mùa mưa như trồng cây chắn gió, chằng chống tránh ngã đổ, kịp thời khai rãnh tránh úng cho cây… thì việc cung cấp đủ dinh dưỡng, bón phân cho cây chuối khỏe ngay từ đầu giữ vai trò rất quan trọng. Phân bón Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền là một sản phẩm phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây chuối. 

Trong quy hoạch của Đồng Nai, công nghiệp hỗ trợ nói chung, cơ khí chế tạo nói riêng được xác định là chủ lực phát triển.
Kinh tế

Đồng Nai đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí

Trong quy hoạch của Đồng Nai, công nghiệp hỗ trợ nói chung, cơ khí chế tạo nói riêng được xác định là chủ lực phát triển. Theo đó, địa phương hướng tới nâng cao năng lực, đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế tạo máy và cơ khí chính xác; công nghiệp điện - điện tử. 

Gian hàng của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tại Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 20 - Vinachem Expo 2024
Kinh tế

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Hòa mình vào xu thế chung đó, ngành hóa chất Việt Nam đã chủ động “xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón nhằm tạo cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp…

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Phát triển bền vững của ngành bông sợi, dệt may và da giày trong giai đoạn 2025-2030
Kinh tế

Phát triển bền vững của ngành bông sợi, dệt may và da giày trong giai đoạn 2025-2030

Thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may và da giày nói riêng áp dụng thí điểm một số giải pháp và mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, mở rộng thị trường và thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tuần hoàn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Các đại biểu tại lễ khai mạc chuỗi triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2024, ngày 5.12 tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Kinh tế

Đẩy mạnh xúc tiến giao thương, mở rộng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Vừa qua, hơn 900 doanh nghiệp thuộc 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia chuỗi triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2024 do Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Đây được xem là hoạt động xúc tiến, cơ hội giao thương, kết nối doanh nghiệp lớn nhất trong năm của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.