Tắc ruột nguy hiểm, nghi ngờ do ăn quá nhiều mít mật

Bệnh nhân nữ 40 tuổi (địa chỉ tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) nhập viện cấp cứu sáng sớm trong tình trạng đau quặn, bụng chướng, buồn nôn.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân có tiền sử ung thư dạ dày, từng điều trị hóa chất một đợt rồi từ chối điều trị, chuyển sang chế độ thực dưỡng. Được biết gần đây nữ bệnh nhân có ăn mít mật với số lượng nhiều.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ tiến hành thăm khám và chỉ định chụp CT ổ bụng. Kết quả xác định chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn.

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định đặt sonde dạ dày, truyền dịch, dinh dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch, sử dụng thuốc giúp mềm thức ăn, dễ dàng tiêu hóa, kết hợp giảm đau.

Tắc ruột nguy hiểm, nghi ngờ do ăn quá nhiều mít mật -0
Kết quả chụp hình ảnh Cắt lớp vi tính (CT-Scan) phát hiện đoạn ruột phình to với kích thước 4,2 cm x 9,8 cm; 13,8 cm x 10,9 cm chứa nhiều bã thức ăn.

Sau thời gian theo dõi, nhận thấy tình trạng không có tiến triển, thức ăn cứng không vượt qua đoạn ruột bị tắc, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thanh Tùng – Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, cho biết, phương pháp phẫu thuật mở ổ bụng nhằm tiếp cận và giải phóng vùng bị tắc ruột do bã thức ăn. Khối thức ăn khiến đoạn ruột bị tắc đóng đặc, chặn lưu thông bình thường của đường tiêu hóa.

Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy hoàn toàn bã thức ăn, tạo lại sự lưu thông đường tiêu hóa cho bệnh nhân. Đến hiện tại, tình trạng bệnh nhân ổn định.

Theo bác sĩ, bệnh nhân từng phẫu thuật cắt dạ dày để điều trị ung thư dạ dày, do đó khả năng co bóp, nghiền nát thức ăn của dạ dày không hiệu quả. Khi ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như mít, măng,… thức ăn đã tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến bã thức ăn bị đẩy xuống ruột non gây ứ đọng và bị nén chặt cứng, dẫn tới tắc ruột.

Tắc ruột do bã thức ăn có thể gây nguy hiểm tính mạng

Với những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao (như mít, măng khô, ổi, rau muống, …), nếu ăn không đúng cách có thể gây hiện tượng tắc ruột và nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.

Đối tượng dễ bị tắc ruột do bã thức ăn thường là người cao tuổi (sức nhai kém), người đã phẫu thuật vùng bụng hoặc người có nhu động ruột, khả năng tiêu hóa kém, …

Tắc ruột do bã thức ăn nếu không được phát hiện, để lâu quá 24 tiếng đồng hồ, có thể dẫn đến tình trạng vỡ ruột, hoại tử mô ruột, nhiễm trùng lan rộng ra các bộ phận khác, gây ra sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Để hạn chế xảy ra tắc bã ruột, bác sĩ khuyến cáo người dân nên sử dụng thức ăn được nấu chín, ninh nhừ; nhai kỹ và tránh ăn quá nhanh.

Đồng thời người dân cần hạn chế sử dụng thức ăn khó tiêu, thức ăn giàu chất xơ với lượng quá nhiều cùng một lúc, đặc biệt là khi bụng đói. Duy trì các thói quen sinh hoạt tốt như uống đủ nước (ít nhất là 2 lít nước/ngày); tập thể dục đều đặn giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.