Tác phẩm "Đất nước" vào đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024: Nhiều thí sinh hồ hởi vì "trúng tủ"

Đa số thí sinh cho rằng đề thi Ngữ văn năm nay khá dễ, đề thi vào tác phẩm Đất nước - là bài đã được nhiều thí sinh ôn kỹ.

Đúng 9h35' sáng nay, tiếng trống báo kết thúc bài thi môn Ngữ văn -  môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vang lên, các thí sinh bắt đầu bước ra khỏi điểm thi.

Tại điểm thi Trường THCS Đại Kim (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều thí sinh vui vẻ khi làm được bài vì "trúng tủ".

Tác phẩm
Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Là một trong những thí sinh hoàn thành sớm nhất bài thi Văn, thí sinh Nguyễn Thu Hà (Trường THPT May Academy) cho biết bài vào tác phẩm Đất nước - là tác phẩm được ôn kỹ nên bản thân khá tự tin. Phần nghị luận về tôn trọng cá tính khiến cho đề thi khá hấp dẫn, độ mở rộng, giúp thí sinh tự do thể hiện quan điểm. Thu Hà cho biết em làm được 3 tờ giấy và tự tin đạt 8 - 9,5 điểm.

Tác phẩm
Niềm vui của thí sinh khi làm được bài (Ảnh: Xuân Quý)

Không giấu được sự hồ hởi, Cao Kiều An Giang (THPT Việt Nam - Ba Lan) vui mừng vì hoàn thành bài thi khá tốt. Đề thi năm nay bám sát chương trình học, nhưng phần nghị luận xã hội cũng có độ phân hoá thí sinh. Nữ sinh dự đoán với đề thi này sẽ có nhiều điểm 9,10.

Tại điểm thi Trường THPT Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội), thí sinh Trần Hải Thịnh, Trường Giáo dục thường xuyên quận Cầu Giấy nhận định đề thi Ngữ văn không quá khó so với đề thi các năm trước. Phần Nghị luận văn học vào tác phẩm Đất nước – là tác phẩm em đã ôn kỹ và dễ phân tích. Hải Thịnh cho rằng mình có thể đạt được 7-8 điểm với bài thi này.

Em Nguyễn Thanh Hà, Trường THPT Lý Thái Tổ, quận Cầu Giấy cũng cho rằng đề thi không khó. Cấu trúc, cách đặt câu hỏi đều là dạng quen thuộc, dễ triển khai. Đặc biệt, tác phẩm Đất nước trong phần NGhị luận văn học cũng là bài Thanh Hà đã ôn rất kỹ. “Em nghĩ mình có thể đạt khoảng 8,75 điểm với đề này”, nữ sinh chia sẻ.

Tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), thí sinh Nguyễn Tiểu Long, Trường THPT Việt Đức đánh giá, đề thi vừa sức, thí sinh nếu đã nắm chắc kiến thức nền có thể làm tốt bài của mình. Long cho rằng, mình có thể đạt được khoảng 8 điểm.

Tác phẩm Tác phẩm
Thí sinh ra khỏi phòng thi môn Ngữ Văn với tâm trạng phấn khởi

Tại điểm thi Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy), thí sinh Diệu Anh, Trường THPT Cầu Giấy cũng nhận định đề Văn năm nay khá dễ. “Em làm tốt phần bài của mình. Nhưng em lo lắng vì với đề này rất có thể điểm Ngữ văn sẽ cao và tính cạnh tranh cũng rất mạnh”, Diệu Anh nói.

“Đọc đề mà em mừng quýnh vì “trúng tủ”. Em ước chừng mình làm được trên 90% và mong sẽ đạt được trên 8 điểm”, thí sinh Châu Anh, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành nói.

Quảng Bình: Thí sinh đánh giá đề thi Ngữ văn có tính xã hội, đòi hỏi sáng tạo

Các sĩ tử tại Quảng Bình đánh giá môn thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024 đòi hỏi sự sáng tạo và vốn kiến thức cá nhân ở phần nghị luận xã hội, tổng quan đề thi khá vừa sức.

Sáng 27.6, hơn 11.000 sĩ tử ở Quảng Bình đã hoàn thành môn thi đầu tiên Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, TP. Đồng Hới, ngay khi thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi đã phấn khởi chia sẻ về nội dung của đề thi, cho biết các câu hỏi khá vừa sức, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa ở nội dung nghị luận xã hội vì mỗi thí sinh có nguồn trải nghiệm khác nhau.

Quảng Bình: Thí sinh đánh giá đề thi Ngữ văn có tính xã hội, đòi hỏi sáng tạo -0
Chiến sĩ Lê Nhật Linh chia sẻ về đề thi Ngữ văn vừa hoàn thành. Ảnh: Khánh Trinh

“Theo đánh giá của em thì đề thi năm nay không quá khó. Phần nghị luận xã hội khá thời sự, khá mới và hay, cần một lượng kiến thức xã hội nhất định nên tạo tính phân hóa; phần nghị luận văn học em nghĩ các bạn đều làm được”, Nguyễn Trần Minh Hiền, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp cho biết.

Tại điểm thi, nhiều thí sinh tự do là chiến sĩ nghĩa vụ đang huấn luyện tại các đơn vị quân đội, công an cũng chia sẻ phần đọc hiểu khá dễ, nên bản thân có thể đạt điểm an toàn.

Quảng Bình: Thí sinh đánh giá đề thi Ngữ văn có tính xã hội, đòi hỏi sáng tạo -0
Phụ huynh đội nắng chờ con em hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh: Khánh Trinh

“Em ôn hết nên khi đọc đề ra tác phẩm Đất nước cũng không quá bất ngờ. Riêng về đề nghị luận xã hội, em hơi lúng túng vì đề chưa nằm trong nội dung học tập và dự đoán của em. Tuy nhiên, em cũng cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi và đạt điểm cao nhất có thể”, chiến sĩ Lê Nhật Linh đang đóng quân tại Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết.

Thí sinh Lê Nhật Linh cũng nhận định bản thân có thể đạt mức điểm “an toàn” trên 6 điểm cho bài thi vừa rồi. 

Theo một học sinh khác nhận định, câu 4 của phần đọc hiểu là hay nhất khi dẫn dắt từ suy ngẫm đoạn trích bài “Dòng sông và những thế hệ của nước” của Nguyễn Quang Thiều, thí sinh rút ra bài học gì về lối sống cho bản thân.

“Đoạn trích hướng thí sinh đến việc nghệ thuật cần kết hợp với sự sáng tạo. Mỗi cá nhân là phần tử của xã hội, muốn phát triển chúng ta cần có sự đoàn kết, kết hợp với nhau. Như vậy, để hoàn thành được công việc tốt, chúng ta cần đi cùng nhau, thực hiện cùng nhau mới mang lại thành quả", thí sinh Lê Thảo Vân cho biết. 

Quảng Bình: Thí sinh đánh giá đề thi Ngữ văn có tính xã hội, đòi hỏi sáng tạo -0
Đội tình nguyện hỗ trợ thí sinh xuyên suốt buổi thi. Ảnh: Khánh Trinh
Quảng Bình: Thí sinh đánh giá đề thi Ngữ văn có tính xã hội, đòi hỏi sáng tạo -0
Đội tình nguyện phát nước miễn phí cho học sinh và phụ huynh tại các điểm thi. Ảnh: Khánh Trinh

Trong sáng 26.7, theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình, có 11.081 thí sinh tham gia dự thi/11120 thí sinh làm thủ tục, vắng 39 thí sinh. Trong đó, có 23 thí sinh miễn thi, 5 thí sinh ốm, 11 thí sinh vắng không rõ lý do.

Trong số thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Quảng Bình năm nay, có khoảng 10.860 thí sinh đang học lớp 12 (chiếm tỉ lệ 96,43%) và 402 thí sinh thí sinh tự do; hơn 9.300 thí sinh thi để xét tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (chiếm tỉ lệ 82,76%); 1.608 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp (chiếm tỉ lệ 14,27%); 333 thí sinh thi chỉ để đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (chiếm tỉ lệ 2,95%).

Buổi thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; không có cán bộ làm nhiệm vụ thi và thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Chiều nay, các thí sinh tiếp tục làm bài thi môn Toán.

Tiếp tục cập nhật!...

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.