Tác giả Hoàng Luyện - người nặng lòng với sân khấu truyền thống

Công chúng yêu mến sân khấu truyền thống hẳn không thể không biết đến cố tác giả Hoàng Luyện với những tác phẩm Bà mẹ sông Hồng, Nắng tháng tám hay Giấc mộng hoa đào, Cây gậy thần... từng để lại nhiều dấu ấn.

Tác giả Hoàng Luyện tên thật là Phạm Vũ La, sinh năm 1925 tại làng Thứa, Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông là cán bộ lão thành Cách mạng, tham gia kháng chiến từ năm 1943, làm báo rồi cán bộ tuyên huấn tỉnh Hưng Yên.

Tác giả Hoàng Luyện - người nặng lòng với sân khấu truyền thống -0
Cố tác giả Hoàng Luyện. Ảnh: Gia đình cung cấp

Vốn đam mê viết, ông đã sáng tác nhiều kịch bản ngắn phục vụ phong trào du kích ven tả ngạn sông Hồng. Thủ đô giải phóng, năm 1954, tác giả Hoàng Luyện về làm cán bộ Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tham gia công tác đào tạo sân khấu Hà Nội. Là người con của đất chèo truyền thống, ông mê say cải lương và thành danh với hàng loạt tác phẩm ở thể loại này.

Tác phẩm thành công nhất của ông - Bà mẹ sông Hồng - là kết quả của hàng chục năm hoạt động vùng tề bên kia sông Hồng, được chứng kiến biết bao chuyện đấu tranh anh dũng, những hy sinh tổn thất cùng các tấm gương kiên cường của những bà mẹ, người chị là du kích, là cơ sở cách mạng... Đây cũng là vở cải lương đầu tiên có hình ảnh nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ.

Có thể nói kịch bản Bà mẹ sông Hồng của tác giả Hoàng Luyện đậm chất cải lương. Giải thưởng lớn Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trao tặng năm 1960 cho tác giả chính là một ghi nhận. Ngày ấy, vở diễn của Đoàn Cải lương Kim Phụng không chỉ làm đổi thay cuộc đời một thế hệ nghệ sĩ sau những năm dài tạm chiếm mà còn là điểm xuất phát mạnh mẽ cho bộ môn nghệ thuật ca kịch này có gương mặt mới mẻ trên đất kinh kỳ. Tác phẩm đã gắn với Đoàn Cải lương Kim Phụng ngót 20 năm với trên 2.000 đêm diễn từ Bắc vào Nam.

Tác giả Hoàng Luyện - người nặng lòng với sân khấu truyền thống -0
Vở "Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm" đoạt Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu chèo toàn quốc năm 2022. Ảnh: Gia đình cung cấp

Vở Nắng tháng Tám lại khai thác thành công đề tài công nhân và đồng bào vùng than đấu tranh sống mái với bọn chủ mỏ và thực dân thống trị trong những năm tiền khởi nghĩa. Nắng tháng Tám đã được Đoàn Cải lương Trung ương (nay là Nhà hát Cải lương Việt Nam) dàn dựng trong suốt những năm 1970. Có những thời điểm vở diễn đã được diễn cả tuần trên một sân khấu vậy mà đêm nào cũng chật ních người xem. Với 500 đêm diễn, Nắng tháng Tám cũng là vở diễn có xuất diễn đạt mức kỷ lục của Đoàn.

Không chỉ là tác giả của các sáng tác về cải lương, tác giả Hoàng Luyện còn là cây bút của làng chèo với hơn chục kịch bản lớn nhỏ về đề tài chiến tranh chống Mỹ, như: Trên đồi vinh quang, Nàng tiên thuở ấy, Bài thơ bên núi Cánh Diều, Cánh buồm nâu

Năm 2021, vở diễn Cây gậy thần (còn có tên gọi Thiên duyên huyền tích) cũng được dàn dựng trong dự án “Huyền sử Việt” với sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật xiếc và cải lương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng. Vở diễn khai thác về huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung, mối thiên duyên vô tiền khoáng hậu thể hiện khát vọng tự do và hạnh phúc của con người ấy cũng đã trở thành câu chuyện thấm đẫm chất thơ, nhiều chiêm nghiệm về triết lý nhân sinh và quen thuộc trong tâm thức của biết bao thế hệ người Việt.

Hai tác phẩm của ông là Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, Thiên duyên huyền tích được Nhà hát Chèo Thái Bình dàn dựng để tham gia Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022, trong đó, Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm vinh dự nhận Huy chương Vàng.

Năm 2017, với những đóng góp xuất sắc của cố tác giả Hoàng Luyện cho sân khấu, ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác giả Hoàng Luyện sinh ngày 3.4.1925, mất ngày 28.4.2001 (28.3 âm lịch). Nhân ngày giỗ ông, chúng ta nhắc tới một cây bút đam mê và lặng lẽ với những tác phẩm còn mãi với thời gian.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.