Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu

Lệnh áp thuế 25% của Mỹ lên nhôm và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Tờ Economist nhận định, các mức thuế quan nêu trên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu; đồng thời không chỉ cản trở việc thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn gây khó khăn đáng kể cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.

a2vcwiuzrfl27hfx2q4fvssqde.jpg
Lệnh áp thuế 25% lên nhôm, thép nhập khẩu của Mỹ chính thức có hiệu lực. Ảnh: Reuters

Mức thuế 25% áp lên thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ có hiệu lực từ thời điểm trên đối với các đối tác thương mại, bao gồm cả Brazil, Mexico, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) và một số quốc gia khác.

Theo ông Trump, mục đích của việc tăng thuế lên 25% đối với tất cả các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu và mở rộng thuế đối với hàng trăm sản phẩm có liên quan, là nhằm tăng cường bảo vệ các nhà sản xuất kim loại này của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc áp thuế hiện không có ngoại lệ và đe dọa ảnh hưởng đến mọi mặt hàng, từ điện tử đến xe cộ và thiết bị xây dựng.

Căng thẳng thương mại leo thang

Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thuế quan này là Canada - nhà cung cấp thép và nhôm nước ngoài lớn nhất cho Mỹ, cũng như Brazil, Mexico và Hàn Quốc, dù tất cả đều được hưởng một số mức miễn trừ nhất định.

Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Jonathan Reynolds tuyên bố, Chính phủ Anh đang áp dụng cách tiếp cận “thực dụng” và đang tích cực đàm phán một thỏa thuận kinh tế rộng hơn với Mỹ để xóa bỏ các mức thuế quan bổ sung, cũng như nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cùng nền kinh tế Anh.

Một số đối tác thương mại đã tuyên bố sẽ trả đũa bằng cách áp dụng các khoản thuế nhằm gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu của Mỹ. Ngay sau khi lệnh áp thuế có hiệu lực, phía Canada tuyên bố quốc gia này sẽ áp mức thuế đối ứng 25% kể từ 0 giờ 01 ngày 13.3 theo giờ địa phương, nhắm vào các sản phẩm thép của Mỹ trị giá 8,8 tỷ USD, các sản phẩm nhôm trị giá 2 tỷ USD và các mặt hàng nhập khẩu khác của nước này, trong đó có máy tính và thiết bị thể thao. Bộ trưởng Tài chính Dominic LeBlanc nhấn mạnh rằng, Canada sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ nền kinh tế Bắc Mỹ này.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nhanh chóng phản ứng, khi công bố mức thuế đối với hàng hóa trị giá tới 28 tỷ USD, bao gồm rượu bourbon, thuyền và xe máy. Giới quan sát nhận định, những xung đột đó có thể leo thang thành các cuộc chiến thương mại thậm chí còn lớn hơn.

Trong khi đó, Mexico có phản ứng bình tĩnh hơn. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố nước này sẽ đợi đến ngày 2.4 tới để xem liệu ông Donald Trump có quyết định áp dụng thuế quan 25% đối với hàng nhập khẩu của Mexico nói chung hay không. Tổng thống Mexico cho biết, các quan chức Chính phủ Mexico đang đàm phán với các Bộ trưởng Tài chính và Thương mại của Mỹ về thời hạn của thỏa thuận áp dụng thuế, đồng thời khẳng định những quyết định của Mexico thực hiện sẽ nằm trong khuôn khổ “có đi có lại” giống như Mỹ.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Antonio Costa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh leo thang cuộc chiến thương mại. Theo ông, cách tốt để giải quyết vấn đề là đàm phán để tìm ra giải pháp, và EU sẵn sàng thực hiện điều này.

Trước những phản ứng từ các nước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tuyên bố không gì có thể ngăn được Tổng thống Donald Trump quyết định áp mức thuế 25% trên diện rộng đối với thép và nhôm cho đến khi ngành sản xuất trong nước được củng cố và tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ sẽ bổ sung đồng vào các biện pháp bảo vệ thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Canh bạc” mạo hiểm?

Động thái áp thuế mới được nhiều nhà sản xuất thép và nhôm trong nước ủng hộ, cho rằng quyết định sẽ giúp bảo vệ ngành công nghiệp của họ trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thép Mỹ Philip Bell cho biết: “Thuế quan mới sẽ bảo đảm rằng các nhà sản xuất thép ở Mỹ có thể tiếp tục tạo ra những công việc mới với mức lương cao và đầu tư nhiều hơn khi biết rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thương mại không công bằng”.

Tuy nhiên, thuế quan dự kiến sẽ làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp Mỹ sử dụng kim loại nước ngoài, bao gồm các nhà sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống đóng hộp, tấm pin mặt trời và các sản phẩm khác. Giám đốc Tài chính của Alcoa Molly Beerman cho biết: “Mặc dù chúng tôi rất ủng hộ những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện ngành công nghiệp cũng như củng cố việc làm trong ngành sản xuất tại Mỹ, nhưng không thể phủ nhận thuế quan có thể gây ra ảnh hưởng đến nhiều ngành”.

Việc áp dụng thuế quan đối với thép và nhôm được đánh giá như một canh bạc mạo hiểm. Dù có thể thúc đẩy ngành công nghiệp thép và nhôm, nhưng nó sẽ làm tăng giá một thành phần quan trọng đối với các nhà sản xuất Mỹ, có thể được chuyển cho người tiêu dùng - điều đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Cụ thể, thuế quan thép và nhôm năm 2018 đã mở rộng sản xuất của Mỹ một cách khiêm tốn, nhưng khiến chi phí cho ô tô, công cụ và máy móc tăng lên và làm giảm sản lượng của các ngành công nghiệp đó hơn 3 tỷ USD vào năm 2021. Hơn nữa, thuế quan mới có thể khiến 100.000 người Mỹ mất việc làm, bao gồm 20.000 người trong ngành công nghiệp nhôm

Trên thực tế, Mỹ hiện phụ thuộc tương đối nhiều vào nguồn kim loại nhập khẩu. Thép chiếm khoảng 25% tổng lượng tiêu thụ trong nước, với lượng nhập ròng chiếm khoảng 15% nhu cầu. Đối với nhôm, con số này còn cao hơn, với 80% lượng tiêu thụ đến từ nhập khẩu, trong đó Canada là nhà cung cấp lớn nhất.

Giới quan sát cho rằng, thuế quan có thể tạo ra lợi thế tạm thời cho các nhà sản xuất thép và nhôm trong nước; tuy nhiên về lâu dài, biện pháp này có thể gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Tập đoàn Boston Consulting Group (BCG) ước tính rằng, thuế quan mới sẽ làm tăng thêm 22 tỷ USD chi phí nhập khẩu thép và nhôm, thậm chí có thể lên tới 29 tỷ USD đối với các sản phẩm liên quan như linh kiện máy bay hay lưỡi ủi đất.

Đặc biệt, các nhà sản xuất thiết bị xây dựng, nước giải khát và ngành dầu mỏ là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Các công ty sản xuất lon nước giải khát như Crown và Ball dự kiến chi phí sản xuất một lon nhôm dung tích 350ml sẽ tăng khoảng 10%, do nhôm chiếm tới hai phần ba tổng chi phí sản xuất. Ngành dầu mỏ Mỹ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi khoảng 40% loại thép được sử dụng để khoan dầu hiện nay là nhập khẩu. Sự gia tăng chi phí có thể dẫn đến việc cắt giảm sản lượng hoặc tăng giá nhiên liệu.

Hơn nữa, việc Washington liên tục leo thang cuộc chiến thuế quan cũng làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp, thậm chí, theo nhiều nhà kinh tế, có nguy cơ gây ra suy thoái ở Mỹ. Một cuộc khảo sát với các hộ gia đình do Cơ quan Dự trữ Liên bang tại New York thực hiện hôm 10.3 cho thấy, người tiêu dùng Mỹ ngày càng bi quan hơn về tài chính, lạm phát và thị trường việc làm.

Giới phân tích ngày càng đưa ra nhiều lời cảnh báo về việc thuế áp lên nhôm và thép có thể khiến người tiêu dùng và các hãng sản xuất tại Mỹ chịu thiệt. Khi nhôm thép được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm, điều này đồng nghĩa thuế nhập khẩu tăng sẽ kéo giá sản phẩm lên cao. Chẳng hạn, thuế 25% áp lên loại thép sử dụng trong xe hơi giá 40.000 USD sẽ làm giá ô tô tăng 1 - 2%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ bán sản phẩm ra nước ngoài cũng có thể chịu tác động từ thuế nhập khẩu của ông Trump, nếu các nước khác có hành động trả đũa.

Các động thái thương mại gần đây của ông Trump đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán và làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nền kinh tế. Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng, kế hoạch áp thuế toàn diện của ông Trump có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn trong tương lai và làm chậm nền kinh tế.

Đầu tuần, Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Mỹ từ 2,4% xuống còn 1,7%, với lý do chính sách thương mại bất lợi. Bà Seema Shah, chiến lược gia toàn cầu tại Principal Asset Management, cho biết với các chính sách thuế quan, bức tranh lạm phát có khả năng trở nên “xấu hơn theo từng tháng”.

Các nhà sản xuất sử dụng nguồn thép nước ngoài đã cảnh báo rằng chi phí nhập khẩu cao hơn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá thép của nước này sẽ tăng vọt để phù hợp với chi phí cao của hàng hóa nước ngoài. Những hạn chế về nguồn cung sẽ đẩy giá lên cao, khiến các mặt hàng như đinh trở nên đắt đỏ hơn do phần lớn chi phí của chúng nằm ở thép nguyên liệu. Do đó, người mua trong các ngành như xây dựng nhà ở sẽ phải chi nhiều tiền hơn, từ đó chuyển những chi phí này cho người tiêu dùng, khiến nhà ở càng trở nên đắt đỏ hơn.

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, việc áp đặt thuế quan lên thép và nhôm có thể khiến doanh nghiệp nội địa gặp khó khăn nhiều hơn là tạo lợi thế. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, nếu chính quyền không có biện pháp điều chỉnh phù hợp, chính sách này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Quốc tế

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.