Tác động của Fintech với kinh tế - xã hội: Cơ hội và thách thức

TS. Vũ Đức Lợi -  Đại học Quốc gia Hà Nội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong các ngành kinh tế. Trong bối cảnh đó, Fintech (Financial Teachnology - công nghệ tài chính) đang nổi lên như một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực này cũng đặt ra thách thức cần giải quyết và cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Fintech thúc đẩy phát triển kinh tế và tài chính toàn diện

Nghiên cứu của Serhan Cevik (2024), Wu-Po Liu và Ya-Ching Chu (2024) phát hiện ra rằng, Fintech thể hiện mối tương quan thuận chiều đáng kể về mặt thống kê với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi Fintech góp phần duy trì hoạt động kinh tế.

Nhìn từ khía cạnh tích cực, Fintech mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế. Trước hết là tư duy đổi mới khi ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính rất quan trọng, là mạch máu của nền kinh tế. Thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng hoặc cho vay trực tuyến, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn so với phương thức truyền thống. Theo KPMG, vốn đầu tư toàn cầu vào Fintech đã tăng gấp đôi từ 222,6 tỷ USD (2021) lên 519,7 tỷ USD (2022). Tại Việt Nam, vốn đầu tư vào Fintech cũng tăng trưởng mạnh… cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.

12-1-1637.jpg
Nguồn: ITN

Fintech có vai trò lớn trong phát triển kinh tế số, như là một chất xúc tác cho kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Cách đây 5 năm, người tiêu dùng còn ít biết đến QR code, ví điện tử thì hiện nay tại Việt Nam, các ví điển tử như Momo, ZaloPay, VNPay, ECOPay đã trở thành công cụ thanh toán quen thuộc cho các dịch vụ viễn thông, thanh toán điện nước, các dịch vụ tài chính mua trước trả sau, trả góp và dịch vụ mua sắm khác, giúp mở rộng quy mô và tính thuận tiện cho giao dịch số.

Bên cạnh đó, Fintech giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong hoạt động tài chính. Bằng việc tiêu chuẩn hóa, các quy trình được tự động hóa, giảm thiểu chi phí giao dịch và nâng cao trải nghiệm người dùng. Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số cũng góp phần đưa Việt Nam gần hơn tới mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn và nhóm dân cư yếu thế chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ ngân hàng, Fintech nổi lên như một giải pháp có ý nghĩa.

Ở khía cạnh xã hội, một trong những lợi ích quan trọng nhất của Fintech là thúc đẩy tài chính toàn diện, giúp những nhóm đối tượng yếu thế như người dân vùng sâu vùng xa, người lao động thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận các sản phẩm tài chính. Những dịch vụ như thanh toán qua điện thoại, tiết kiệm số hóa, và chuyển tiền nhanh đã xóa bỏ rào cản địa lý và chi phí cao.

Ngoài ra, Fintech cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Nghiên cứu của Mohd Daud và cộng sự (2024) cho thấy Fintech có tác động tích cực đến tỷ lệ thất nghiệp. Youssra B. Romdhane và cộng sự (2023) cũng chỉ ra rằng Fintech tạo ra việc làm thông qua đầu tư vào các công ty Fintech không chỉ trong lĩnh vực công nghệ và tài chính mà còn trong các ngành phụ trợ như marketing, phân tích dữ liệu và bảo mật thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tự động hóa đang thay đổi cục diện thị trường lao động toàn cầu.

Những thách thức lớn

Dù mang lại nhiều lợi ích, Fintech cũng đối mặt với không ít thách thức tại Việt Nam. Đầu tiên là vấn đề an ninh thông tin và dữ liệu. Sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu khiến ngành tài chính phải đối mặt với chi phí bảo mật ngày càng lớn. Theo IBM, chi phí trung bình cho một vụ rò rỉ dữ liệu là 4,45 triệu USD. Các công ty Fintech tại Việt Nam, đặc biệt là các startup, thường không có đủ nguồn lực để đầu tư mạnh vào bảo mật.

Thứ hai, khung pháp lý chưa hoàn thiện là một rào cản lớn. Ngoại trừ lĩnh vực thanh toán, các phân khúc Fintech khác như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, và tiền điện tử vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ gian lận tài chính.

Thứ ba, lợi thế của Fintech chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định. Điều này có thể tạo ra sự phân biệt đối xử và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của những nhóm yếu thế.

Ngoài ra, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Việt Nam đang thiếu các chuyên gia về công nghệ, phân tích dữ liệu, và quản lý rủi ro trong lĩnh vực Fintech. Việc đào tạo và thu hút nhân tài đòi hỏi nỗ lực lớn từ cả Chính phủ, đơn vị đào tạo và doanh nghiệp.

Chuyển đổi cách tiếp cận

Để Fintech phát triển bền vững, cần có những chính sách và giải pháp cụ thể. Trước hết, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Cơ chế "sandbox" (thử nghiệm có kiểm soát) là một ví dụ điển hình, cho phép thử nghiệm các sản phẩm mới trong môi trường được giám sát chặt chẽ.

Nâng cao nhận thức của người dùng cũng là yếu tố then chốt. Các chiến dịch giáo dục về lợi ích và rủi ro của Fintech, đặc biệt là về an ninh mạng, an ninh con người hay các vấn đề liên quan đến an ninh phi truyền thống sẽ giúp người dùng tự bảo vệ mình tốt hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần khuyến khích các khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới như RegTech (công nghệ quy định), trí tuệ nhân tạo (AI), và blockchain để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Cuối cùng, cần xây dựng hệ sinh thái hợp tác giữa các ngân hàng, công ty Fintech, và các tập đoàn công nghệ. Sự hợp tác này sẽ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Fintech đang mở ra những cơ hội lớn cho nền kinh tế - xã hội, từ việc thúc đẩy tài chính toàn diện đến hỗ trợ phát triển kinh tế số theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ Fintech, Việt Nam nên chuyển đổi từ cách tiếp cận "chờ đợi và quan sát" sang các phương pháp chủ động hơn, như "thử nghiệm và điều chỉnh", để quản lý Fintech, như một nền tảng của nền kinh tế số, tài chính số, một phương thức sản xuất, kinh doanh mới. Việt Nam cần đối mặt và giải quyết những thách thức về an ninh thông tin, khung pháp lý, và nguồn nhân lực. Với sự đồng lòng từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, Fintech sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kinh tế

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án
Doanh nghiệp

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án

Ngày 09.04.2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đồng hành kiến tạo không gian sống đẳng cấp cho cư dân và mở ra cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt, ưu đãi vượt trội cho khách hàng mua nhà tại các dự án do Vạn Phúc phát triển, đặc biệt là tại Khu đô thị Vạn Phúc City, TP. Thủ Đức.

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu
Doanh nghiệp

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu

Trong 3 tháng đầu năm 2025, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của ngành hải quan trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng. Cục Hải quan Việt Nam không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước mà còn đạt kết quả ấn tượng ở cả 3 trụ cột: Thu ngân sách, tạo thuận lợi thương mại và đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024
Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024

Chiều 8.4, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024.