Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

EU sẽ xem xét lại lệnh trừng phạt trong tháng này

Theo đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas, các ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp ở Brussels ngày 27.1 tới để thảo luận việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria.

“Tuy nhiên, quá trình dỡ bỏ lệnh trừng phạt phải đi kèm với tiến triển rõ rệt trong quá trình chuyển đổi chính trị của Syria”, bà Kaja Kallas cho biết trong bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X.

Tuyên bố của bà Kaja Kallas được đưa ra tại cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu châu Âu và Trung Đông tại thủ đô Riyadh của Ảrập Xêút để thảo luận về tương lai của Syria.

img-5410.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Ảrập Xêút, Hoàng tử Faisal bin Farhan phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: AP

Tại cuộc họp, Ảrập Xêút kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt, vốn đe dọa làm suy yếu quá trình phục hồi của Syria sau gần 14 năm nội chiến khiến khoảng 500.000 người thiệt mạng và khiến một nửa dân số trước chiến tranh của nước này là 23 triệu người phải di dời.

Tuy nhiên, các nước châu Âu và Hoa Kỳ vẫn còn e ngại về nguồn gốc Hồi giáo của lực lượng đã lật đổ ông Assad và hiện đang lãnh đạo một chính phủ lâm thời. Mặc dù trước đó, Chính phủ lâm thời Syria cam kết sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đối thoại toàn quốc bao gồm nhiều nhóm khác nhau trên khắp Syria để thống nhất về lộ trình chính trị mới dẫn đến hiến pháp mới và một cuộc bầu cử.

Hội đồng Châu Âu đã gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Syria đến ngày 1.6.2025. Hiện có 318 cá nhân và 86 tổ chức Syria đang bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào EU. Các biện pháp trừng phạt cũng cấm cung cấp tiền và các nguồn lực kinh tế khác cho họ, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Đức kêu gọi cách tiếp cận thông minh

Hoa Kỳ, EU và một số quốc gia Ảrập đã bắt đầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Syria sau khi cáo buộc Tổng thống bị lật đổ Assad tiến hành đàn áp cuộc nổi dậy năm 2011 và thắt chặt các lệnh trừng phạt này khi cuộc xung đột leo thang thành chiến tranh.

Các biện pháp này nhằm vào các cá nhân trong chính quyền của ông Assad, bao gồm đóng băng tài sản. Nhưng nhiều biện pháp nhắm vào chính phủ nói chung, chẳng hạn như lệnh cấm một số giao dịch tài chính và ngân hàng, lệnh cấm Chính phủ Syria mua dầu và lệnh cấm đầu tư hoặc thương mại trong một số lĩnh vực, làm tê liệt nền kinh tế Syria nói chung.

Trước những diễn biến mới ở Syria, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết lệnh trừng phạt đối với những người trong Chính quyền cũ của Syria vẫn được duy trì nhưng bà kêu gọi một cách tiếp cận thông minh đối với các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và cung cấp cứu trợ nhanh chóng cho người dân Syria”. “Người Syria hiện cần một khoản cổ tức nhanh chóng từ quá trình chuyển giao quyền lực, bà Baerbock không giải thích chi tiết nhưng đã công bố thêm 50 triệu euro (51,2 triệu USD) viện trợ của Đức cho thực phẩm, nơi trú ẩn khẩn cấp và chăm sóc y tế.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Ảrập Xêút, Hoàng tử Faisal bin Farhan cho biết các lệnh trừng phạt quốc tế và đơn phương đối với Syria nên được dỡ bỏ. Ông cho rằng, việc duy trì "sẽ cản trở nguyện vọng của người dân Syria đạt được sự phát triển và tái thiết", ông nói. Ông ca ngợi các bước đi đã được chính phủ lâm thời Syria thực hiện cho đến nay, bao gồm cả lời hứa sẽ bắt đầu một tiến trình chính trị "bao gồm nhiều thành phần khác nhau" của người dân Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ: Cần cân bằng khi đưa ra yêu cầu với Syria

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết sẽ cố gắng giúp Syria bình thường hóa quan hệ với cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng, điều quan trọng là phải thiết lập "sự cân bằng giữa kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và thực tế mà chính quyền mới ở Syria phải đối mặt".

Ông cam kết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ chính phủ mới, đặc biệt là trong việc chống lại các mối đe dọa từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). “Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng góp phần của mình để giúp người dân Syria vượt qua chặng đường khó khăn phía trước”, ông phát biểu trong bình luận được hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Mỹ đã nới lỏng một số hạn chế

Tuần trước, Washington đã nới lỏng một số hạn chế đối với Syria chẳng hạn việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp giấy phép chung có thời hạn 6 tháng, cho phép thực hiện một số giao dịch nhất định với chính phủ Syria, bao gồm một số giao dịch mua bán năng lượng và các giao dịch ngẫu nhiên.

Hoa Kỳ cũng đã dỡ bỏ lệnh truy nã đối với một thủ lĩnh quân nổi dậy Syria trước đây được gọi là Abu Mohammed al-Golani, người đã chỉ huy lực lượng lật đổ ông Assad vào tháng trước. Al-Sharaa là một cựu chiến binh cấp cao của al-Qaeda đã tách khỏi nhóm này nhiều năm trước và sau khi lên lãnh đạo Chính quyền lâm thời đã cam kết xây dựng Syria bao gồm tôn trọng quyền của các nhóm tôn giáo thiểu số.

Quân nổi dậy đã lãnh đạo một cuộc nổi loạn chớp nhoáng lật đổ ông Assad vào ngày 8.12.2024 và chấm dứt sự cai trị kéo dài hàng thập kỷ của gia đình ông.

Phần lớn các nước phương Tây đã cắt đứt quan hệ với ngoại giao với Chính quyền của ông Assad và áp đặt lệnh trừng phạt đối với chính phủ của ông. Tuy nhiên, Chính quyền mới của Syria hy vọng, với chế độ mới, các lệnh trừng phạt sẽ dần được dỡ bỏ và cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ Syria trong công cuộc xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị tàn phá, giúp vực dậy nền kinh tế bị tàn phá nhiều năm qua.

Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.

WHO trấn an về virus HMPV
Thế giới 24h

WHO trấn an về virus HMPV

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bác bỏ những lo ngại này, khẳng định rằng các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp được phát hiện tại Trung Quốc, bao gồm HMPV, cúm mùa, RSV, và SARS-CoV-2, đều là các tác nhân đã biết.

straitstimes.com
Thế giới 24h

Singapore thông qua luật mới về an toàn và an ninh thực phẩm

Quốc hội Singapore vừa thông qua Luật An toàn và an ninh thực phẩm vào ngày 8.1 nhằm tăng cường các quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an ninh lương thực, trong bối cảnh chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu ngày càng phức tạp và biến đổi khí hậu đe dọa nguồn cung. Văn bản pháp lý này thống nhất và cập nhật các quy định hiện hành trước đây nằm rải rác trong 9 bộ luật, tạo nên khung pháp lý đồng bộ, dễ thực thi hơn.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết tâm mua đảo Greenland và giành kiểm soát kênh đào Panama
Quốc tế

Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết tâm mua đảo Greenland và giành kiểm soát kênh đào Panama

Theo Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7.1 (theo giờ địa phương) tuyên bố có thể sẽ dùng biện pháp quyết liệt để mua đảo Greenland từ Đan Mạch, cũng như giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama từ Panama vì cho rằng chúng có vai trò rất quan trọng với an ninh kinh tế của Mỹ.

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?
Thế giới 24h

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?

Dưới áp lực ngày càng tăng từ chính đảng Tự do của mình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức, chấm dứt 9 năm ở vị trí Thủ tướng và 12 năm giữ chức Chủ tịch đảng; dư luận hiện đang quan tâm đến những diễn biến tiếp theo trên chính trường Canada.

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn
Thế giới 24h

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn

Con số thương vong trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển một thành phố ở Tây Tạng của Trung Quốc ngày 7.1 đang tiếp tục gia tăng với ít nhất 53 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực triển khai toàn diện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?

Nếu cách đây chỉ vài tuần, hàng trăm nghìn người dân Hàn Quốc đã đổ xuống đường phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol và đòi ông từ chức thì những ngày gần đây, cũng chính họ đã phản đối việc bắt giữ ông, và tỷ lệ ủng hộ ông đã dần tăng trở lại. Điều gì đã dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục này?