Suy giảm hàng nghìn ha rừng tại các dự án thuê đất, thuê rừng ở Đắk Lắk

Hơn 2.300ha rừng tại các dự án thuê đất, thuê rừng ở Đắk Lắk bị suy giảm chỉ trong một thời gian ngắn, mà nguyên nhân là do công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Lắk vừa báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh trong 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 và việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đến năm 2023.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2021 đến tháng 6.2024, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng, chủ rừng kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 4.224 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

z5901392941827-211785cffee52000afda4527f0e22a10-7279.jpg
Hiện trường một vụ phá rừng trên địa bàn huyện Ea Kar

Trong đó, hành vi phá rừng trái pháp luật xảy ra 2.732 vụ chiếm hơn 64%, với diện tích rừng bị thiệt hại 880ha (chủ yếu xảy ra ở địa bàn huyện Ea Súp).

Sở nhận định, việc quản lý các dự án nông lâm nghiệp thuê đất, thuê rừng của UBND cấp huyện còn nhiều hạn chế; một số dự án buông lỏng quản lý, dẫn đến suy giảm diện tích rừng và đất bị xâm canh lấn chiếm với số lượng lớn.

Theo tính toán sơ bộ, đến cuối năm 2023, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm tại các dự án là hơn 2.300ha (diện tích giao làm dự án là hơn 12.571ha được giao quản lý, bảo vệ); diện tích đất của các dự án bị lấn chiếm, tranh chấp hơn 6.705ha.

viber-image-2024-10-06-10-55-06-571-8082.jpg
Rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang suy giảm nghiêm trọng

Về nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị suy giảm, theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh, do các đơn vị chủ rừng, nhất là các công ty lâm nghiệp không đủ lực lượng chuyên trách để bảo vệ rừng, nguồn thu nhập của các đơn vị chủ yếu là từ tiền hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) nghèo kiệt, chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu.

Do đó, không đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công nhân viên, có đơn vị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động 8 đến 12 tháng, đến nay chưa có hướng giải quyết...

Qua thống kê ban đầu từ các báo cáo của các chủ rừng, trong 5 năm trở lại đây, có trên 150 người xin nghỉ việc. Điều này dẫn đến không thể thực hiện nhiệm vụ QLBVR.

viber-image-2024-10-06-10-54-50-788-39.jpg
Rừng tại nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt tại huyện Ea Súp bị người dân đốt phá, lấy đất sản xuất, trong khi lực lượng QLBVR quá yếu, thiếu

Bên cạnh đó, kinh phí thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh mặc dù được trung ương cấp trong năm 2022 và 2023 với số tiền là 37 tỷ đồng nhưng do vướng mắc về các quy định của pháp luật nên không còn nội dung chi. Trong khi các đơn vị chủ rừng nhất là các công ty lâm nghiệp đang thiếu kinh phí để trả lương cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động thiết yếu khác.

Áp lực từ dân di cư tự do, nhất là người dân tộc phía Bắc di cư sinh sống trong rừng, gần rừng, họ phá rừng để lấy đất ở, đất canh tác, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; săn bắt động vật rừng để kiếm kế sinh nhai.

mg-0123-4182.jpg
Áp lực từ dân di cư tự do cũng khiến diện tích rừng tự nhiên ở Đắk Lắk suy giảm

Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk xác định, sẽ tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tiếp tục kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; siết chặt kỷ cương, pháp luật trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương, trong đó có các dự án.

Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng.

Xã hội

Đoàn viên, người lao động phấn khởi mua sắm tại "Chợ Tết Công đoàn năm 2024"
Xã hội

Tổ chức gian hàng 0 đồng và cung cấp hàng hóa thiết yếu với giá ưu đãi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch Tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025”. Chương trình được tổ chức trên phạm vi cả nước với các gian hàng 0 đồng, cùng các gian hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu bảo đảm chất lượng với giá ưu đãi cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ).

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên
Đời sống

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên

Chiều 7.10, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam gặp mặt các gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu tham dự Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc gặp mặt.

Giải Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: VNA
Xã hội

Gìn giữ, phát huy môn thể thao truyền thống, khôi phục môn thuyền rồng

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024). Hoạt động nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa UBND TP. Hà Nội với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản
Xã hội

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản

Đoàn sẽ tập trung vào thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước tại các dự án khai thác quỹ đất và các dự án được Nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác quỹ đất trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn.

Phát triển các sản phẩm Việt có chất lượng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Đời sống

Phát triển các sản phẩm Việt có chất lượng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19.5.2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, nhiệm kỳ 2024 - 2029, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Cuộc vận động nhằm đưa sản phẩm Việt đến tay người tiêu dùng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xây dựng Thủ đô văn hiến – văn minh – hiện đại
Xã hội

Xây dựng Thủ đô văn hiến – văn minh – hiện đại

Sáng 7.10, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức hội nghị “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng
Xã hội

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng

Sáng 7.10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm quận Nam Từ Liêm

Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Trần Quang Dũng, cùng lãnh đạo địa phương và người dân tham gia động thổ xây dựng nhà đại đoàn kết tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Đời sống

Nghĩa tình người dầu khí - Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

"Xóa nhà tạm, nhà dột nát" thời gian qua đã trở thành một phong trào toàn diện, huy động, tập trung được đa dạng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp. Với văn hóa "nghĩa tình" của người dầu khí, tinh thần tương thân tương ái, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) luôn đi đầu, tích cực tham gia công tác xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo với trách nhiệm cao nhất.

Các chiến sĩ mũ nồi xanh sẵn sàng đi thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tiếp tục tỏa sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời đại mới

Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là một trong những đơn vị non trẻ nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ đặc thù, hoạt động trong cơ chế đa phương quốc tế. Môi trường hoạt động xa tổ quốc, khu vực hậu xung đột hoặc tái xung đột vũ trang; hạ tầng xã hội nghèo nàn, thiếu thốn, dịch bệnh, cung ứng hậu cần rất khó khăn. Song, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ Quốc phòng, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Liên Hợp Quốc gửi thư khen ngợi, bạn bè quốc tế, người dân địa phương yêu mến.