Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ từ Sài Gòn đến Tây Ninh dài gần 100km

Sun Group vừa gửi tới UBND TP.HCM ý kiến đóng góp cho Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, TP.HCM cần bổ sung vào quy hoạch trục đại lộ rộng 8-10 làn xe chạy dọc theo sông Sài Gòn, kết nối với Bình Dương, Tây Ninh. Tâm điểm là tuyến đường sắt nhẹ kết nối thẳng tới Tây Ninh, giúp giao thương giữa TP.HCM với Tây Ninh nói riêng, các tỉnh ven sông Sài Gòn nói chung ngày càng thuận lợi.

Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc theo tuyến đường ven sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, tạo hành lang phát triển du lịch xuyên suốt, thúc đẩy kinh tế, xã hội của toàn Vùng Đông Nam Bộ phát triển xứng với tiềm năng.

sang-sa-i-gan-1610.jpg
Hành lang sông Sài Gòn cần là trung tâm của các quy hoạch sắp tới. Ảnh: Shutterstock

Mở không gian phát triển mới cho TP.HCM - Tây Ninh

Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060, TP HCM sẽ có tuyến giao thông ven sông Sài Gòn 3-4 làn xe, tổng chiều dài 78,2km.

Tuy nhiên, để đón đầu tiềm năng phát triển trong tương lai, Tập đoàn Sun Group đề xuất cần phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, với đại lộ quy mô 8-10 làn xe, kết nối Sài Gòn với Bình Dương và Tây Ninh, bám theo sông Sài Gòn, tạo liên kết sâu rộng với các tỉnh Đông Nam Bộ. Cụ thể, tuyến đường đến Tây Ninh đi theo tỉnh lộ 6 (thuộc TP Hồ Chí Minh) hướng về phía Tây Ninh sau đó kết nối vào đường tỉnh 789 (thuộc tỉnh Tây Ninh). Đây là đường Quốc lộ 22C theo định hướng phát triển mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đặc biệt, tuyến đường sắt hạng nhẹ (LRT) chạy dọc tuyến đường ven sông Sài Gòn không chỉ dừng tại huyện Củ Chi như dự kiến trong quy hoạch mà sẽ kéo dài toàn tuyến lên Tây Ninh, dài gần 100km.

Như vậy, tuyến đường sắt hạng nhẹ (LRT) sẽ bổ sung thêm loại hình giao thông mới (cùng với đường thủy, đường bộ), hoàn chỉnh hành lang phát triển kinh tế, du lịch Vùng Đông Nam Bộ, mở rộng hoạt động giao thương giữa Sài Gòn với Bình Dương, Tây Ninh. Điều này góp phần giảm áp lực giao thông cho tuyến đường bộ hiện hữu, giảm tình trạng kẹt xe, thêm nhiều lựa chọn hơn cho người dân, du khách. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt hạng nhẹ mới sẽ kết nối Sài Gòn với các điểm đến hấp dẫn của Tây Ninh như Núi Bà Đen, thúc đẩy du lịch Tây Ninh phát triển.

a-ii-nh-nui-i-lei-nhaii-t-hui-ng-phai-t-1-585.jpg
Núi Bà Đen (Tây Ninh) nhìn từ phía Hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Lê Nhật Hưng Phát

Là phương tiện giao thông chạy bằng điện, đường sắt nhẹ (LRT) được mệnh danh là phương tiện “giao thông xanh”, bởi không xả khí thải carbon ra môi trường. Đây là phương tiện giao thông tốc hành, có khả năng thúc đẩy và kết nối với các phương tiện giao thông đường bộ khác, thuận tiện trong di chuyển.

Ông Hoàng Anh Tú - Giám đốc dự án Tập đoàn BCG Việt Nam khẳng định: “Việc đầu tư tuyến đại lộ từ 4-10 làn xe, gồm hỗn hợp đường bộ, đường sắt đô thị kết nối từ TP.HCM qua Củ Chi lên núi Bà Đen, Tây Ninh là cần thiết, bắt kịp xu thế của các đại đô thị phát triển trên thế giới. Từ đó có thể mở ra hướng phát triển du lịch, đô thị, thương mại với điểm nhấn là sông nước, xóa được những điểm nghẽn, phát huy tiềm năng cho Tây Ninh và kết nối đối với TP.HCM tốt hơn”.

“Át chủ bài” đưa TP.HCM giữ vững vị thế đầu tàu dẫn dắt kinh tế Vùng Đông Nam Bộ

Theo KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc phát triển trục hạ tầng du lịch cao cấp, hạ tầng giao thông hiện đại gồm đường sông, đường bộ, đường sắt song song kết nối từ TP.HCM - Củ Chi - Núi Bà Đen - Tây Ninh trong đồ án quy hoạch TP.HCM tương lai sẽ tạo ra không gian “trên bến dưới thuyền” sôi động cho hành lang sông Sài Gòn.

“Nếu triển khai được trục kinh tế này sẽ vừa giải quyết vấn đề giao thông, logistic và vấn đề tổ chức dân cư, hình thành chuỗi hệ sinh thái du lịch liên vùng, tạo điều kiện cho Tây Ninh phát triển. Trục phát triển này cũng đi qua Núi Bà Đen - nóc nhà của khu vực Đông Nam Bộ. Vì vậy, trục này không chỉ là trục liên kết chuỗi kinh tế quốc tế, mà cũng cần là trục “xương sống” về du lịch đối với TP.HCM”.

Ngoài đề xuất đầu tư hạ tầng giao thông mới, Tập đoàn Sun Group cũng đóng góp thêm ý kiến về quy hoạch phát triển các khu vực giàu tiềm năng văn hóa, du lịch, đô thị của Sài Gòn như: Khu thể dục thể thao Rạch Chiếc, Công viên văn hóa lịch sử các dân tộc Việt Nam (TP Thủ Đức), Safari Củ Chi,… và các khu đô thị lấy sông Sài Gòn làm trung tâm như: Khu đô thị Thanh Đa (Bình Quới, quận Bình Thạnh), Khu đô thị Trường Thọ (TP Thủ Đức), các Khu đô thị dọc sông Sài Gòn (huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn) theo từng phân khu.

Sun Group đề xuất TP.HCM xem xét và bổ sung các nội dung góp ý vào quy hoạch chung. Những ý kiến đề xuất của Sun Group được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM, khơi dậy sức sống của sông Sài Gòn, kích hoạt các tiềm năng du lịch, xác lập vị thế đầu tàu kinh tế - xã hội cho TP.HCM trong tương quan Vùng Đông Nam Bộ. Dự kiến, các ý tưởng mới khi triển khai sẽ tạo ra động lực mới đưa TP.HCM phát triển toàn diện.

Giao thông

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ
Xã hội

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ

Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân về tình trạng xe container cắt nóc, chế ben thủy lực, có dấu hiệu chở quá tải, tổ công tác liên ngành của tỉnh Hải Dương đã lập chốt lắp đặt trạm cân, tuần tra để phát hiện, xử lý vi phạm tại khu vực thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành).

Tập đoàn Đèo Cả phát động cuộc thi “Ứng dụng BIM và công nghệ số trong thiết kế trạm dừng nghỉ”
Giao thông

Tập đoàn Đèo Cả phát động cuộc thi “Ứng dụng BIM và công nghệ số trong thiết kế trạm dừng nghỉ”

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và Mô hình thông tin xây dựng (BIM) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, Tập đoàn Đèo Cả vừa phát động cuộc thi “Ứng dụng BIM và công nghệ số trong thiết kế trạm dừng nghỉ” tại các dự án của Đèo Cả nghiên cứu đề xuất, đầu tư.

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Kinh tế

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (Dự án) có tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD. Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đề nghị cần rà soát để tính đúng, tính đủ; làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn.

Cảnh sát giao thông tỉnh Sơn La kiểm tra nồng độ cồn lái xe
Giao thông

Triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc có hơn 900km đường đồi núi, nhiều đèo, dốc cao, quanh co nguy hiểm, chính vì vậy công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh đặc biệt quan tâm. Chín tháng năm nay, với sự tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã kéo giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng phát biểu tại Tọa đàm "Tương lai nào cho thanh toán điện tử trong giao thông"
Giao thông

Thúc đẩy thanh toán điện tử lĩnh vực giao thông

Thanh toán điện tử trong lĩnh vực giao thông được coi là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giúp người tham gia giao thông tiết kiệm thời gian, chi phí khi thanh toán các dịch vụ giao thông. Thời gian tới, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tích cực triển khai các nội dung trong nghị định nhằm cải thiện hệ thống thanh toán giao thông. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng cường tính minh bạch.

Người dân Kiên Giang giao mặt bằng đến đâu, thi công dự án đường Hồ Chí Minh đến đó
Xã hội

Người dân Kiên Giang giao mặt bằng đến đâu, thi công dự án đường Hồ Chí Minh đến đó

Qua kiểm tra thực tế về tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công đường Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu, việc giải phóng mặt bằng phải đúng quy định, bảo đảm quyền lợi cho người dân. Khi người dân giao mặt bằng đến đâu, nhà thầu tổ chức thi công đến đó.