Sức sống mới ở làm hương Quảng Phú Cầu -0

Dấu xưa huyền tích

chủ tịch.jpg -0

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) sôi động, tấp nập hơn. Không khí rộn ràng, khẩn trương bao trùm khắp các con đường, ngõ xóm và các hộ dân sản xuất, kinh doanh.

Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm hương và tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã có khoảng 100 năm. Tục truyền rằng, làng “Xà Cầu Trại” xưa kia có lập một miếu thờ 3 chị em nữ tướng Chiêu Nương là những tướng của Hai Bà Trưng. Sau khi đánh đuổi quân Mã Viện đã lánh ngự về làng Xà Cầu. Trong thời gian ở cùng với dân làng, đã được dân làng bao bọc, che chở, ba chị em bà đã vận động dân làng lao động sản xuất, tích cóp lương thực, rèn vũ khí… Đặc biệt, dân làng nơi đây đã được truyền cho cách làm hương đen (tăm hương đen).

z5104607036300_83f1877cea3e4bebb70144b90100a46b.jpg -0
Se hương bằng máy mang lại năng suất cao hơn

Hương đen được làm từ nhựa của cây trám rừng cùng với các chất liệu thảo mộc thiên nhiên, tăm hương được làm từ thân cây tre non. Thân cây tre non được chặt thành từng đoạn, vót tròn, phơi khô, bột hương được nghiền nhỏ mịn trộn cùng với nhựa cây trám rừng rồi se, lăn bằng tay với que tre để được que hương đen.

Hương đen được các gia đình dùng trong ngày giỗ ông bà tổ tiên, ngày tết, ngày lễ…; dùng thắp ở những nơi thờ cúng linh thiêng như đình, chùa, miếu mạo trong làng. Sau khi ba chị em bà mất đi, dân làng đã tôn danh là “Thành Hoàng Làng của làng Xà Cầu ” và lập đền thờ, nay gọi là “Miếu Làng Cả đền thờ tam vị đại vương”.

Ban đầu nghề chỉ tập trung ở thôn Phú Lương Thượng nhưng vài năm trở lại đây nghề đã được mở rộng ra các thôn còn lại của xã như: Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu và Đạo Tú.

z5104607073684_c6199750315dc7615e6221436bba8806.jpg -0
Nghề  làm hương tại xã Quảng Phú Cầu đã tồn tại cả trăm năm

Theo Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa Nguyễn Văn Đăng, những nén hương thơm rất gần gũi và luôn hiện hữu trong đời sống người dân và đã ăn sâu vào tâm thức người Việt với những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp… Hương Quảng Phú Cầu làm ra nức tiếng gần xa chinh phục được khách hàng trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu Nguyễn Hữu Nhất cho biết, xã Quảng Phú Cầu có 6 thôn và 6/6 thôn đều đã được công nhận là làng nghề. Trong đó, có 5 thôn làm nghề sản xuất tăm hương, còn thôn Xạ Cầu làm nghề sản xuất hương đen truyền thống.

“Đã tồn tại cả trăm năm, trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm tăm hương ở Quảng Phú Cầu vẫn được duy trì bởi những đôi tay khéo léo của những người thợ lành nghề và trở thành một trong những nét đẹp đặc biệt, khắc họa rõ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Không những vậy, nghề làm hương tại Quảng Phú Cầu đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho nhân dân nơi đây…”, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu Nguyễn Hữu Nhất khẳng định.

Thích nghi để phát triển

long.jpg -0

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Nhất, mặc dù nghề làm hương tại Quảng Phú Cầu đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng hiện nay số lượng các hộ dân bám trụ với nghề giảm nhiều so với trước kia. Trong 6 thôn của xã thì Xà Cầu có số hộ làm hương nhiều hơn cả. Để sản xuất với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường là sử dụng “nụ trầm”, nụ hương… một số hộ đã chuyển sang sử dụng máy móc, công nghệ trong sản xuất… Hiện nay, nghề làm hương vẫn mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Sức sống mới ở làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu -0
Nhiều du khách thích tìm đến Quảng Phú Cầu để tham quan, check - in

Chủ cơ sở sản xuất tăm hương Nguyễn Hữu Long (thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu) cho biết, sau hơn 40 năm gắn bó với nghề sản xuất hương, hiện nay, để tăng năng suất gia đình ông cũng sử dụng máy móc vào sản xuất tăm hương thay vì làm thủ công… Nhưng dù sản xuất bằng máy móc hay sản xuất thủ công, chất lượng vẫn phải bảo đảm.

Không chỉ phát triển nghề làm hương, người dân Quảng Phú Cầu còn nhanh nhạy tìm hướng phát triển du lịch. “Xu thế du lịch làng nghề đang phát triển mạnh mẽ đã đem lại cho làng nghề sản xuất hương của Quảng Phú Cầu tiềm năng phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống sẵn có. Thực tế cho thấy, Quảng Phú Cầu có sức thu hút mạnh với du khách trong và ngoài nước. Du khách có thể tham gia các tour du lịch tâm linh gắn với trải nghiệm tại làng nghề sản xuất hương truyền thống…”, Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa Nguyễn Văn Đăng nhận định.

trưởng phòng.jpg -0

Để phát huy và giữ gìn hiệu quả hơn làng nghề truyền thống của xã Quảng Phú Cầu, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu Nguyễn Hữu Nhất cho biết, đã triển khai thí điểm một điểm du lịch làng nghề tại đình Bầu, xã Quảng Phú Cầu. Tuy mới hình thành nhưng mô hình này đem lại một hình ảnh Quảng Phú Cầu tươi mới, đẹp đẽ đến với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống tại các làng nghề sản xuất hương truyền thống. Qua đó, người dân và du khách có thể hiểu hơn về các giá trị lịch sử, quá trình tồn tại và phát triển của nghề làm hương truyền thống thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm tại xã Quảng Phú Cầu.

z5104607153852_6033cc9c9b8121090756ec239c0f7b3d.jpg -0
Sản xuất tăm hương là một công đoạn quan trong sản xuất hương đen truyền  thống

Không những nhạy bén trong việc áp dụng công nghệ và sản xuất, để thích nghi với xu hướng mới, Chủ cơ sở sản xuất tăm hương Nguyễn Hữu Long cũng là người đi tiên phong trong việc phát triển điểm du lịch gắn với sản xuất tăm hương. Nắm bắt được xu thế du lịch trải nghiệm, chụp ảnh check-in của nhiều khách du lịch, ông Long đã mở rộng sân xưởng và sản xuất tăm hương với nhiều màu sắc để du khách có thể đến check-in, chụp ảnh lưu niệm…

Khác với mô hình gắn sản xuất với phát triển du lịch, nghệ nhân Nguyễn Thu Phương - chủ nhãn hiệu Từ Bi hương - hộ làm hương duy nhất của xã Quảng Phú Cầu có các sản phẩm đã được UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã lựa chọn phát triển theo hướng thay đổi nguyên liệu, cách làm hương truyền thống để cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn.

nguyễn thu phuong.jpg -0

Theo bà Nguyễn Thu Phương, phải nghiên cứu, thử nghiệm nhiều nguyên liệu mới để có thể làm ra hơn 20 loại hương, nhang khác nhau. Ngoài hương đen truyền thống, các loại hương mới có thể được sản xuất bằng cách phối trộn từ các nguyên liệu khác nhau từ các loại gỗ thơm hay hương quế, hương trầm, hương thuốc bắc, hương bài, hương cam thảo, hương sả… và các loại nụ trám, nụ trầm, nụ quế…

Chuyển đổi và thích nghi, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu đã và đang được bảo tồn, phát triển và lan tỏa một cách mạnh mẽ. Qua đó, thúc đẩy làng nghề phát triển, đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone
Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone

Ngày 15,1, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ ngày 18.1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây sẽ là lần đầu tiên, 2.025 chiếc drone trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây, Hà Nội.

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đời sống

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.