Sức mua dự kiến tăng 10%, doanh nghiệp chuẩn bị hàng Tết từ sớm

Bộ Công Thương dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán 2025 có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, rau củ, trái cây, bánh kẹo, nước giải khát… đã được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10 - 25% so với cùng kỳ.

Nhiều doanh nghiệp triển khai khuyến mãi, giảm giá

Tuần trước, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị 45/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong Chỉ thị, Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý.

Trước đó, từ cuối tháng 11, Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường trong dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025. Bộ dự kiến sức mua dịp Tết năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, Bộ yêu cầu các Sở Công thương theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầu, đặc biệt là đối với những mặt hàng có biến động giá cao, để kịp thời có giải pháp giữ vững ổn định thị trường. Đồng thời, các đơn vị cần phối hợp với các tổ chức tín dụng, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho doanh nghiệp phân phối hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết.

hang-tet.jpg
Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá trong tháng cận Tết. Nguồn: ITN

Bộ cũng nhấn mạnh việc giám sát sản xuất, tình hình thời tiết, dịch bệnh và tác động thiên tai để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, nông sản thiết yếu. Các sở cần tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và nhà cung cấp, bảo đảm nguồn hàng phục vụ nhu cầu Tết. Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, kết hợp với khuyến mãi và hội chợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nội địa. Các đơn vị cũng phải bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa cho vùng sâu, vùng xa và khu vực bị ảnh hưởng thiên tai.

Theo ghi nhận của Bộ Công thương, đến nay, nhiều địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10 - 25% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong tháng cận Tết.

Không để xảy ra tình trạng trống kệ hay ùn tắc khách hàng

Cụ thể, Sở Công thương Hà Nội đã lên kế hoạch chi tiết để bảo đảm nguồn cung hàng hóa và ổn định giá cả trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Lượng hàng hóa thiết yếu cho Tết đã được chuẩn bị đầy đủ, với các con số ấn tượng như 298.350 tấn gạo, 59.670 tấn thịt lợn, 16.500 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, cùng hàng trăm tấn rau củ, trái cây... Dự kiến có khoảng 30 trung tâm thương mại, 131 siêu thị, 455 chợ truyền thống và hàng nghìn cửa hàng tạp hóa sẽ tham gia cung ứng hàng hóa phục vụ Tết.

Ngoài các điểm bán hàng truyền thống tại siêu thị, chợ và cửa hàng tiện lợi, Sở Công thương cũng triển khai các kênh bán hàng trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt, Hà Nội sẽ tổ chức các điểm bán hàng lưu động tại các huyện, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu vực nông thôn, đồng thời tổ chức hơn 30 hội chợ và sự kiện giới thiệu sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Công thương cho biết, các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đã chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng dành cho hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các doanh nghiệp cũng sẵn sàng tăng sản lượng và tổ chức bán hàng lưu động để ứng phó với tình huống thiếu hàng cục bộ.

Để bảo đảm cung ứng hàng hóa trong những ngày cận Tết, các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi sẽ tăng cường nhân lực, mở rộng giờ hoạt động, và không để xảy ra tình trạng trống kệ hay ùn tắc khách hàng. Hầu hết các hệ thống phân phối sẽ mở cửa gần như xuyên Tết, chỉ nghỉ mùng Một, trong khi một số cửa hàng như Family Mart, GS25, Kingfood Mart... hoạt động suốt kỳ nghỉ.

Về giá cả, các mặt hàng trong Chương trình Bình ổn thị trường luôn thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường. Đặc biệt, giá sẽ không tăng trong vòng 1 tháng trước và sau Tết. Các doanh nghiệp cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu cho các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, trứng gia cầm, nước giải khát, bánh kẹo, mứt và quần áo để hỗ trợ người lao động thu nhập thấp có thể mua sắm Tết dễ dàng hơn.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2025, tỉnh Bình Dương đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa quy mô lớn, bảo đảm nguồn cung ổn định, kiểm soát giá cả và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Theo kế hoạch, tổng trị giá hàng hóa dự trữ năm 2025 ước đạt 13.725 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm trước. Trong đó, giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán sẽ đạt 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Các chợ tỉnh cũng sẽ dự trữ hàng hóa trị giá 248 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2024. Hàng hóa chủ yếu gồm lương thực, thực phẩm chế biến, dầu ăn, nước chấm, bánh mứt, kẹo và thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, trứng, rau củ quả.

Lãnh đạo Sở Công thương Bình Dương cho biết, kế hoạch dự trữ được tính toán kỹ lưỡng để đáp ứng nhu cầu cao điểm trong dịp Tết. Sở đã huy động 17 doanh nghiệp lớn tham gia và cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hay tăng giá đột biến. Bên cạnh đó, Chương trình bình ổn thị trường Tết 2025 của Bình Dương gắn liền với các phiên chợ "Đưa hàng Việt về nông thôn". Các doanh nghiệp sẽ tổ chức bán hàng lưu động tại các khu dân cư và vùng sâu, vùng xa, niêm yết giá hợp lý và cung cấp hàng hóa với mức giá ổn định, kèm theo các băng rôn, khẩu hiệu thu hút người tiêu dùng.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tạo lập không gian mạng minh bạch, tin cậy

Từ ngày 25.12 tới, Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định 147) chính thức có hiệu lực. Đây được coi là cơ sở quan trọng để tạo lập không gian mạng minh bạch, tin cậy, khắc phục được những vấn đề như mạo danh, lan truyền thông tin xấu độc, lừa đảo, qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của thương mại điện tử và các giao dịch điện tử.

Ảnh
Kinh tế

Xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và triển khai chính sách công nghiệp quốc gia hiệu quả không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Trong đó, cần phát triển các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và an toàn môi trường cho doanh nghiệp sản xuất; xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh…

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tín dụng xanh vẫn "ngóng" danh mục và bộ tiêu chí xanh

Thực tế cho thấy, khung pháp lý và thể chế liên quan đến tín dụng xanh ngày càng được hoàn thiện song còn mang tính định hướng, chưa có yêu cầu cụ thể với các tổ chức tín dụng về đánh giá yếu tố môi trường và xã hội khi thẩm định tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn xanh.

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Kinh tế

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.

Đầu tư bất động sản biển sở hữu lâu dài cực hiếm tại Cam Ranh – Khánh Hoà
Kinh tế

Đầu tư bất động sản biển sở hữu lâu dài cực hiếm tại Cam Ranh – Khánh Hoà

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, phân khúc bất động sản biển sở hữu lâu dài ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Với tiềm năng du lịch dồi dào và vị trí địa lý chiến lược, Cam Ranh - Khánh Hòa đang trở thành điểm đến đầu tư đầy triển vọng.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng như thế nào?
Kinh tế

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng như thế nào?

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công Dự án mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận trong quý II.2025. Vậy phương án triển khai dự án cụ thể như thế nào?

Agribank – Ngân hàng duy nhất đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
Doanh nghiệp

Agribank – Ngân hàng duy nhất đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Tại Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2021-2023, Agribank là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho 133 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thịnh vượng của xã hội.

Agribank tham gia vào hai dự án về tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận tài chính toàn diện
Doanh nghiệp

Agribank tham gia vào hai dự án về tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận tài chính toàn diện

Ngày 19.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg tổ chức Lễ khởi động 2 dự án lớn, nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân địa phương, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Luxembourg chính thức làm việc với một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam là Agribank.

Vinachem triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia
Kinh tế

Vinachem triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia

Ngày 20.12, tại thành phố Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức “Hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18. 7.2023 của Thủ tướng Chính phủ”. Hội nghị có sự tham gia của UBND tỉnh Lào Cai, đại diện các Bộ, ngành...

Giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt 61,8%
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt 61,8%

Kho bạc Nhà nước cho biết, tính đến hết ngày 15.12, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 là 460.462,7 tỷ đồng, bằng 61,8% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch năm 2024 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước (kế hoạch là 745.225,1 tỷ đồng).

Xử lý nghiêm trường hợp mua bán, gian lận hóa đơn trái phép
Kinh tế

Xử lý nghiêm trường hợp mua bán, gian lận hóa đơn trái phép

Thực trạng mua bán, gian lận hóa đơn trái phép đang là vấn đề nhức nhối, do đó cần có biện pháp xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025, do Tổng cục Thuế tổ chức sáng nay, 19.12.