Việt Nam là một trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới

Theo số liệu điều tra, thống kê của Bộ Y tế, hiện Việt Nam vẫn là một trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá giảm chậm. Tỷ lệ thanh thiếu niên tiếp cận và sử dụng thuốc lá điện tử ở các thành phố lớn đặc biệt cao.

Thông tin trên được ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về phòng chống tác hại của thuốc lá, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 23.5.

Việt Nam là một trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới -0
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Nguyễn Liên)

Theo ông Hải, trước thực trạng, nguy cơ về tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người và các hệ lụy xã hội do sử dụng các loại thuốc lá mới gây ra, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy, công tác truyền thông hết sức quan trọng.

Trong đó, đặc biệt là truyền thông về vấn đề tác hại của thuốc lá, tình hình sử dụng, tỷ lệ sử dụng và chính sách ưu tiên trong hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin được cung cấp từ hội thảo sẽ giúp các phóng viên, biên tập viên có nhìn nhận một cách tổng quan và cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá”, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh mãn tính không lây nhiễm, đặc biệt là ung thư phổi, tim mạch, xơ vữa động mạch,…

Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới từng nhận định, sau đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, theo thống kê của Cục quản lý Khám, chữa bệnh, 70-75% người bệnh nằm điều trị tại các bệnh viện ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm. Trong đó, các khoa tim mạch, ung thư có rất nhiều bệnh nhân.

Việt Nam là một trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới -0
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế (Ảnh: Nguyễn Liên)

Nhấn mạnh về thực trạng các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử) ngày càng phổ biến, PGS Khuê cho biết, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã nhận được báo cáo của Trung tâm chống độc các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Bạch Mai về việc phát hiện nhiều trường hợp, trong đó có cả thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử, khi xét nghiệm phát hiện thấy ma túy trong những ống thuốc lá này.

Đây là thực trạng rất đáng báo động, đáng lo ngại trong giới trẻ, thanh thiếu niên.

Các nghiên cứu cho thấy, hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử đang tăng. Tại Việt Nam, tỷ lệ này ở một số lứa tuổi thậm chí đã tăng gấp 18 - 20 lần. Trong khi đó, tác hại của thuốc lá phi truyền thống không thua kém thuốc lá truyền thống.

Theo PGS Khuê, trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Nếu hiểu đúng “các dạng khác” ở đây cũng bao gồm thuốc lá thế hệ mới.

Tuy nhiên, một số các cơ quan thấy rằng điều này chưa rõ, do đó việc có những biện pháp mạnh để cấm thuốc lá thế hệ mới hay xử phạt vẫn chỉ ở một mức độ.

“Quan điểm của Bộ Y tế chúng tôi là sẽ cùng bàn với các Bộ, Ngành; xin ý kiến Chính phủ để làm rõ hơn trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về định nghĩa của thuốc lá.

Đồng thời, có những biện pháp cụ thể, các văn bản, Nghị định, Thông tư dưới luật để chúng ta có thể ngăn chặn, đẩy lùi việc thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang lan tràn vào Việt Nam, đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên”, PGS Khuê nói.

Việt Nam là một trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo (Ảnh: Nguyễn Liên)

Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đề nghị báo chí đồng hành cùng Bộ Y tế để tiếp tục tuyên truyền, đưa những thông tin về tác hại của thuốc lá, các vụ ngộ độc cấp cứu do thuốc lá,… tới người dân.

Từ đó, giúp mỗi cá nhân tự nhận thấy tác hại của thuốc lá; không sử dụng cả thuốc lá truyền thống và thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử như khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế thế giới.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.