TP. Hồ Chí Minh: Dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục gia tăng và có nguy cơ dịch "chồng" dịch. Theo các chuyên gia, cần sớm có biện pháp để ngăn chặn tình trạng này vì gánh nặng điều trị sẽ rất lớn. Trước tình hình này, TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn ngay xây dựng kịch bản ứng phó và phân tầng điều trị bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Số ca nhiễm tăng nhanh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) cho hay, tính từ ngày 3 đến 9.7.2023 (tuần 27), số ca mắc, nhập viện do tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.

Từ đầu năm đến tuần 27, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận các quận, huyện có số mắc tay chân miệng trên 100.000 dân, bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, quận Tân Phú, Quận 6, Quận 8. Riêng trong tuần gần nhất đây (tuần 27), cả thành phố ghi nhận 1.614 ca, tăng gần 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước là 716 ca.

Được biết, số ca mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng liên tục từ ngày 8.5.2023, số ca bệnh nặng cũng gia tăng theo. Ngành Y tế dự báo số ca mắc và số ca nặng bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới, có thể kéo dài nếu không quyết liệt có các biện pháp dự phòng bệnh.

Dịch trồng dịch – TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ gia tăng gánh nặng điều trị -0
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Bộ Y tế. 

BSCKII Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho hay, hiện tại số ca mắc mới của tay chân miệng và sốt xuất huyết đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đáng quan tâm đó là tỷ lệ ca bệnh nặng trên số ca mắc mới ở cả 2 dịch bệnh trên đều tăng. Ví dụ, nếu như năm trước 100 ca mắc thì chỉ có 10 ca bệnh nặng, còn năm nay, 100 ca mắc mới nhưng có khoảng 20 ca nặng.

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, quy luật diễn tiến dịch bệnh hằng năm tại TP. Hồ Chí Minh mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng và sẽ tăng cao trong tháng 7, dự kiến kéo dài đến hết tháng 10 hàng năm.

Trong khi đó, qua giám sát, tỉ lệ phát hiện có lăng quăng tại các điểm nguy cơ gần 48% (49/103 điểm). Đây là con số đáng báo động. Tỉ lệ này sẽ cao hơn nữa khi TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều hơn và không có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát các điểm nguy cơ sốt xuất huyết.

Cần có giải pháp kịp thời

Trước thực tế này, BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là phải phòng ngừa cùng lúc 2 bệnh. Cụ thể, phòng tay chân miệng ở gia đình và cả ở trường học; còn phòng ngừa sốt xuất huyết là phải cùng nhau diệt muỗi, lăng quăng, dọn dẹp những khu vực đọng nước thì mới có hiệu quả.

Cũng theo BS. Trương Hữu Khanh, nguy cơ dịch tay chân miệng "chồng" dịch sốt xuất huyết rất khủng khiếp bởi nó tạo ra gánh nặng điều trị.

Trước dự báo tình hình dịch bệnh sẽ gia tăng, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cụ thể, đã chỉ đạo các bệnh viện xây dựng kịch bản ứng phó và phân tầng điều trị bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Theo đó, Sở Y tế đã xây dựng kịch bản ứng phó dịch tay chân miệng bao gồm 3 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa Nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng thành lập tổ chuyên gia điều trị bệnh tay chân miệng nhằm tăng cường công tác hội chẩn các ca nặng cần chuyển tuyến hoặc ca khó với các đơn vị (trong Thành phố và các tỉnh, thành phố phía Nam) đảm bảo công tác chuyển viện an toàn. Phân công các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện thuộc tỉnh, thành phố phía Nam về công tác điều trị bệnh tay chân miệng để điều trị kịp thời và hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.