TP. Hồ Chí Minh công bố dịch sởi

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố nhằm huy động các nguồn lực phòng chống dịch, ngăn chặn không để dịch sởi lây lan diện rộng và gây tử vong cho người dân.

TP. Hồ Chí Minh công bố dịch sởi
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp bảo vệ cộng đồng trước bệnh sởi 

Ngày 27.8, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy đã ký quyết định công bố dịch bệnh truyền nhiễm: dịch sởi.

Theo quyết định này, dịch sởi xảy ra vào tháng 8.2024 trên quy mô toàn TP. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân được xác định là do vi rút sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Dịch sởi lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Mức độ nguy hiểm của dịch sởi thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B. Người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

UBND TP. Hồ Chí Minh giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện và TP. Thủ Đức triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Cụ thể là: những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác với cơ quan y tế trong vòng 24 giờ sau khi được chẩn đoán để được quản lý và xét nghiệm theo đúng quy định.

Thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella không kể tiền sử tiêm chủng vắc xin sởi - rubella trước đó cho tất cả trẻ em từ 1 - 5 tuổi đang sống tại TP. Hồ Chí Minh; có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định.

Tổ chức thu dung, điều trị, chăm sóc, cách ly y tế và kiểm soát dịch tại cộng đồng theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Cũng trong ngày 27.8, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh sởi năm 2024 với mục đích phát hiện sớm các trường hợp bệnh sởi, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan diện rộng và gây tử vong cho người dân.

UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, theo thông tin từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, tình hình bệnh sởi tại 20 tỉnh, thành phố tại khu vực phía Nam tính từ đầu năm 2024 đến nay có chiều hướng tăng bất thường. Bệnh sởi đã được phát hiện tại các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh...

Tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 23.5-18.8.2024 đã phát hiện 170 trường hợp bệnh sởi tại 15 quận, huyện và TP. Thủ Đức. Trong đó, có 57 phường, xã có ca bệnh sởi; 10 quận huyện có 2 phường, xã trở lên có ca bệnh (gồm Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Quận 12, Quận 6, Quận 8, Tân Phú, Tân Bình, Hóc Môn và TP Thủ Đức).

Như vậy, căn cứ Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BYT ngày 20.11.2023 của Bộ Y tế, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có 10 quận, huyện có dịch sởi và toàn TP. Hồ Chí Minh được tính là có dịch sởi.

Trước đó, từ năm 2021- 2023, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 1 ca bệnh sởi. 

Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024
Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, bánh trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ