Đà Nẵng:

Thẩm mỹ viện bị xử phạt lại đổi tên, sang nhượng để tiếp tục hoạt động

Mặc dù bị xử phạt hành chính và đình chỉ hoạt động nhưng cơ sở thẩm mỹ vẫn ngang nhiên mở cửa hoạt động công khai.

Mập mờ trong hoạt động

Theo tài liệu, vào ngày 22.9, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thẩm mỹ và Nha khoa Medic (địa chỉ số 117 – 119 đường Lý Thái Tổ, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê) với hành vi: “cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.

Thẩm mỹ viện bị xử phạt lại đổi tên, sang nhượng để tiếp tục hoạt động -0
Mặc dù bị xử phạt 80 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 12 tháng nhưng cơ sở thẩm mỹ tại số 117-119 Lý Thái Tổ vẫn mở cửa hoạt động và thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ. (Ảnh chụp ngày 28.10)

Theo đó, cơ sở này bị xử phạt số tiền 80 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trong thời hạn 12 tháng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 22.9.2023. Quyết định của UBND TP. Đà Nẵng cũng yêu cầu ông Phạm Thanh Sơn (giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty) chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế của phóng viên thì đến ngày 28.10.2023 (sau hơn một tháng bị xử phạt), cơ sở này tại địa chỉ 117-119 vẫn mở cửa hoạt động bình thường. Bên ngoài vẫn treo bảng hiệu Viện thẩm mỹ Medic Skin. Bên trong nhân viên vẫn tiếp nhận khách hàng đến chăm sóc làm đẹp.

Ngày 30.10, thông qua số điện thoại được quảng cáo trên website của cơ sở này, chúng tôi được nhân viên tư vấn chăm sóc làm đẹp các kỹ thuật về giảm mỡ bụng, nối mi… cùng nhiều liệu pháp làm đẹp khác. Nhân viên của cơ sở này liên tục quảng cáo các kỹ thuật thẩm mỹ với công nghệ nước ngoài, sử dụng tinh chất đặc biệt để lôi kéo khách hàng đến cơ sở tại số 117 - 119 Lý Thái Tổ (phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) làm đẹp.

Trước đó, cơ sở này cũng đã bị nhiều khách hàng phản ánh sử dụng một số loại thuốc dạng tiêm không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây hại cho sức khỏe.

Bị khách hàng khiếu nại, thẩm mỹ viện “thoát xác”

Theo thông tin từ Sở Y tế Đà Nẵng, vào tháng 3, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra Viện Thẩm mỹ Wonjin Clinic Đà Nẵng (trụ sở chính 218 đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng).

Qua đó, phát hiện cơ sở này quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cùng một số lỗi vi phạm khác.

Thẩm mỹ viện bị xử phạt lại đổi tên, sang nhượng để tiếp tục hoạt động -0
Việc thẩm mỹ viện Wonjin Đà Nẵng "âm thầm" sang tên thẩm mỹ viện New York US khiến nhiều khách hàng bức xúc tố cáo đến cơ quan công an

Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH thẩm mỹ Wonjin Đà Nẵng và yêu cầu buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo.

Theo tài liệu có được, sau khi bị xử phạt, doanh nghiệp này đã nhiều lần làm hồ sơ “công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ” trình Sở Y tế Đà Nẵng nhưng đều không được chấp nhận. Đến đầu tháng 6, khi đoàn của Sở Y tế trực tiếp xuống kiểm tra thì công ty đã bất ngờ ngừng hoạt động, sang nhượng cơ sở cho Công ty TNHH New York US do bà Chu Thị Xen là người đại diện pháp luật (Giám đốc).

Việc sang nhượng cơ sở một cách “âm thầm” này khiến cho nhiều khách hàng đã ký hợp đồng làm đẹp với Viện Thẩm mỹ Wonjin Clinic Đà Nẵng trước đó bức xúc. Những khách hàng này cho rằng, cơ sở này có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã có đơn tố cáo đến cơ quan công an.

UBND quận Thanh Khê (Đà Nẵng) xác nhận, cơ quan công an quận có tiếp nhận đơn trình báo của một số cá nhân liên quan đến việc Viện thẩm mỹ Wonjin (trụ sở chính 218 đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thông qua việc nửa chừng chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ làm đẹp.

Theo đó, vào khoảng đầu năm 2023, những khách hàng này đến Viện Thẩm mỹ Wonjin  để được tư vấn sử dụng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Sau khi được nhân viên tư vấn, khách hàng đã ký hợp đồng thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ tại thẩm mỹ Wonjin đồng thời thanh toán tiền cho Viện thẩm mỹ Wonjin để sử dụng dịch vụ.

Sau thời gian điều trị, các cá nhân này theo giấy hẹn đến để tiếp tục thực hiện liệu trình thì phát hiện cơ sở thẩm mỹ này đã đóng cửa, toàn bộ biển hiệu bên ngoài cơ sở được gỡ bỏ và thay thế bằng tên Thẩm mỹ viện mới là New York US.

“Qua làm việc với Công an quận Thanh Khê, ông Nguyễn Thái Đô - Giám đốc Viện Thẩm mỹ Wonjin Clinic Đà Nẵng trình bày do làm ăn thua lỗ, không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nên đã chuyển giao cơ sở cho người khác và chủ cơ sở mới đã đổi tên thành Viện thẩm mỹ New York US. Quá trình làm việc ông Đô đã chủ động liên hệ với toàn bộ số khách hàng có đơn trình báo để thỏa thuận bồi hoàn cho số khách hàng”, UBND quận Thanh Khê cho hay.

Sở Y tế Đà Nẵng cũng xác nhận, sau khi xem xét hồ sơ của Viện thẩm mỹ New York US gửi đến, đơn vị trả lời là chưa đủ điều kiện công bố đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ. Do đó, cơ sở này vẫn chưa đủ điều kiện để hoạt động.

Trước đó, Báo Đại biểu Nhân dân đã phản ánh, tình trạng các thẩm mỹ viện hoạt động “chui”, tổ chức phẫu thuật, bơm, tiêm các loại hóa chất không nguồn gốc vào cơ thể khách hàng gây ra nhiều biến chứng. Cơ quan công an cũng đã phát hiện, xử lý hàng loạt cơ sở thẩm mỹ trái phép, sử dụng nhân công, nhân viên không có chứng chỉ hành nghề… nhưng vẫn tự nhận là bác sĩ đứng ra làm phẫu thuật cho khách hàng.

Trước thực trạng này, Bác sĩ Trần Thanh Thủy, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, ngành y tế xác định những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người dân khi sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ không phép. Do đó, Sở đã ban hành nhiều văn bản tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động này. Chỉ tính riêng trong năm 2023, Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra hơn 50 cở sở thẩm mỹ trên địa bàn. Qua đó, xử phạt nhiều cơ sở vi phạm.

Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng cũng cho rằng, để quản lý hoạt động thẩm mỹ viện, cần có sự phối hợp, hỗ trợ của UBND các quận/huyện, đặc biệt là của cơ quan công an.

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.