Bộ Y tế:

Tăng cường giám sát chặt chẽ dịch Covid-19 tại các cửa khẩu dịp Tết Nguyên đán

Ngày 11.1.2023, Bộ Y tế đã có công điện khẩn đề nghị các địa phương, các viện, các bệnh viện tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc Covid-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch.

Tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu

Ngày 11.1.2023, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã ký công điện khẩn số 155/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.

Tăng cường giám sát chặt chẽ dịch Covid-19 tại các cửa khẩu dịp Tết Nguyên đán -0
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh Covid-19 tốt nhất

Theo đó, thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 và để chủ động phát hiện sớm, ứng phó kịp thời dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo nghiêm túc thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023;

Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 30/12/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và các công văn chỉ đạo, các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch.

Tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường; 

Chủ động, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các bệnh viện có khả năng xác định biến thể mới của COVID-19 lấy mẫu giám sát, nghiên cứu phát hiện biến thể/biến chủng mới và đánh giá nguy cơ dịch bệnh.

Các địa phương tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo đúng kế hoạch đề ra theo yêu cầu của Chính phủ, cần quan tâm nhóm người có nguy cơ cao, nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch,...trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi, lưu ý ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.

Cùng đó các địa phương cần rà soát, cập nhật các thông điệp và tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú khách du lịch và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức người dân với thông điệp thực hiện 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo Bộ Y tế.

Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện công tác phân luồng, điều trị bệnh nhân COVID-19

Trong văn bản của Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chuẩn bị sẵn sàng thực hiện công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; có các phương án đáp ứng với các tình huống dịch bệnh, trong đó các địa phương chỉ đạo các cơ sở nhận khách lưu trú bố trí nơi cách ly cho trường hợp khách du lịch nhập cảnh bị mắc COVID-19 thể nhẹ và vừa, không cần nhập viện.

Khẩn trương xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2023, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.

Đối với Các Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bộ Y tế yêu cầu theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong khu vực phụ trách, quốc tế hướng dẫn, phối hợp với các địa phương đánh giá nguy cơ dịch bệnh để điều chỉnh các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả; sẵn sàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cho các địa phương, đơn vị;

Chủ động hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm có trọng điểm các trường hợp nguy cơ, trường hợp mắc bệnh để giải trình tự gen xác định các biến chủng, biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Về phía các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu thường trực chống dịch; phối hợp với các viện, địa phương đánh giá nguy cơ dịch bệnh; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương và tổ chức cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong./.

Sức khỏe

Hơn 100.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đảm bảo người dân được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc

Theo ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, để phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, hành động của toàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành xác định cụ thể các mục tiêu, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch; bảo đảm người dân được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá.

Nhiều trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá nung nóng.
Sức khỏe

Xây dựng trường học không khói thuốc

Thực hiện trường học không khói thuốc không chỉ là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc mà còn giúp cho các em học sinh, thầy cô giáo bảo đảm quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%.