Lý giải nguyên nhân tắm đêm có thể gây đột quỵ
PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải, Trưởng Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, mỗi người có một thói quen tắm khác nhau. Có người thích tắm buổi sáng để tỉnh táo đi làm, có người thích tắm buổi trưa, buổi chiều, và có người chỉ thích tắm buổi tối.
Trong trời mùa đông, thời tiết trở lạnh, chúng ta sử dụng nước nóng để tắm, hành động này giúp các cơ, mạnh máu trong cơ thể được thư giãn. Tuy nhiên, cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Theo Bác sĩ Hải, khi tắm đêm, hoặc tắm trong không gian bị gió lùa, không có sự che chắn cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Lúc này cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng co mạch ngoại vi lại.
Triệu chứng của xu hướng này là trên da sẽ thấy co mạch lại, tạo nên tình trạng tăng huyết áp, tăng huyết áp tức thì. Ngược lại những trường hợp khác đang trong lúc lạnh mà chúng ta tắm rất nóng sẽ làm giãn mạch ngoại vi và gây hạ huyết áp tức thì.
Những thói quen không tốt như: Thay đổi nhiệt độ đột ngột, thời tiết lạnh quá, tắm đêm...về bản chất không thể khiến con người bị đột quỵ, nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố khác, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và gây ra đột quỵ khiến nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bị đột quỵ vì tắm đêm hay tắm đêm đột quỵ.
Tình trạng huyết áp lên xuống đột ngột trong một thời gian rất ngắn đối với những cơ thể ốm yếu, thể trạng cũng không khỏe, không có tập luyện thường xuyên, những người có sẵn bệnh lý như bệnh lý tăng huyết áp, bệnh lý đái tháo đường hay thậm chí, đã từng bị đột quỵ, có thể gây ra những triệu chứng dẫn tới tai biến.
Cụ thể là tình trạng thiếu máu não. Vì vậy, ở bệnh viện thường gặp những bệnh nhân bị đột quỵ hay bị tình trạng suy tim vào khoảng thời gian 1- 3h sáng, vì lúc đó, theo nhịp sinh học của con người, có thể gặp phải những cơn tăng, hạ huyết áp.
Người bị đột quỵ không có dấu hiệu báo trước, không chỉ tắm đêm đột quỵ mà còn có thể xảy ra khi đang ngồi ăn cơm, làm việc, nói chuyện...bất thình lình, chỉ vài giây trước vẫn có thể nói chuyện bình thường nhưng vài giây sau đã liệt nửa người, nói đớ...
Tầm soát đột quỵ một cách hiểu biết
PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải, Trưởng Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đột quỵ có những nhóm bệnh nhân bị di truyền. Những đột biến của gen gây tăng đông trong máu, nó có thể di chuyển từ đời này sang đời khác và làm cho những người mà thế hệ sau mang gen đó cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người còn lại.
Tuy nhiên di truyền tăng đông máu dẫn tới đột quỵ không phải trường hợp phổ biến. Đại đa số những trường hợp đột quỵ liên quan đến vấn đề như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay do chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống của chúng ta.
Không phải trường hợp nào trong nhà có người đột quỵ thì người thân cũng có nguy cơ bị di truyền, chỉ một nhóm rất là nhỏ. Cầ tới gặp các y bác sĩ để khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và phải sàng lọc đột quỵ càng sớm càng tốt.
Theo Bác sĩ Hải, khi bệnh nhân tới khám, bác sĩ đã có thể nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ trên người bệnh. Những dấu hiệu này rất nhỏ, nhưng thường xuất hiện lặp đi lặp lại mà bệnh nhân không để ý. Chính vì vậy Bác sĩ Hải lưu ý bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ trong quá trình thăm khám để có lộ trình phòng ngừa, kiểm soát tất cả những yếu tố nguy cơ đột quỵ. Đây là chúng ta đang có một động thái rất tích cực để dự phòng nguy cơ đột quỵ cho bản thân mình.
Bác sĩ Hải cũng nhắc lại rằng, chúng ta nên chọn thời điểm tắm và phương pháp tắm cho phù hợp, lắng nghe cơ thể mình chứ đừng làm theo thói quen. Hãy lựa chọn vị trí tắm đảm bảo tránh bị thay đổi về nhiệt độ quá đột ngột, nóng quá hoặc lạnh quá và tránh gió lùa. Ngoài ra thời gian tắm của không nên kéo dài quá, bởi đó cũng là điều kiện không tốt cho tình hình sức khỏe nói chung. Đặc biệt, đối với những người có nền bệnh sẵn.