Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 507/SYT-NVY về việc tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám chữa bệnh trọng và ngoài công lập.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 9.2023 đến nay cả nước đã ghi nhận 135 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong đó đã có 6 trường hợp tử vong. Bệnh ghi nhận chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh. Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ xâm nhập và lây lan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội theo dõi sát diễn biến tình hình bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và tại Việt Nam để kịp thời tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tình hình thực tiễn;

Phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát tại cảng hàng không để phát hiện những trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ -0
Các bệnh viện chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở điều trị ARV, Methadone trên địa bàn thành phố tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng;

Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán xác định đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Chủ động tổ chức tập huấn lại, tập huấn cập nhật về hướng dẫn giám sát, kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho Trung tâm Y tế và các đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Cùng với đó, cung cấp thông tin truyền thông cho các báo, đài, các đơn vị liên quan chính xác, đầy đủ, kịp thời, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên. 

Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong trường hợp cần thiết.

Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh, phòng da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội để phối hợp điều tra xử lý khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. 

Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về bệnh Đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cho cán bộ chuyên trách dịch tễ, đội cơ động phòng chống dịch.

Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ để người dân hiểu được tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống; phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời không gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. 

Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong mọi tình huống dịch.

Các bệnh viện, khoa truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone chủ động khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử, yếu tố dịch tễ phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ phải liên hệ ngay với Trung tâm Y tế trên địa bàn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội để phối hợp điều tra dịch tễ, thu thập bệnh phẩm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. 

Chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế, không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Sức khỏe

Hà Nội: Các cơ sở y tế phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h
Xã hội

Hà Nội: Các cơ sở y tế phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h

Trước những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h. Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của bão.

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?
Sức khỏe

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?

Mưa bão gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh về da, mắt phát triển và lây lan. Đồng thời, mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật.

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi
Sức khỏe

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi

Sau cơn bão lịch sử - bão số 3 (Yagi), các tỉnh phía Bắc tiếp tục phải đối mặt với tình trạng lũ lụt dâng cao. Nhằm giúp người dân khắc phục các vấn đề về sức khỏe, FPT Long Châu hỗ trợ sơ cứu vết thương và cấp phát các loại thuốc thiết yếu miễn phí tại 24 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ.

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn
Sức khỏe

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thông tin, cuối ngày và đêm 7.9, rạng sáng 8.9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên và BV Bạch Mai ký kết hợp tác y tế toàn diện.
Xã hội

Chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu cho ngành y tế Hưng Yên

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai và UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác hỗ trợ y tế giai đoạn 2024 - 2030. Nhiều chuyên môn, kỹ thuật của các lĩnh vực tim mạch, hồi sức, chống độc, cấp cứu, ngoại khoa, ghép tạng… sẽ được các giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp đào tạo, chuyển giao cho ngành y tế Hưng Yên.

Sập cầu Phong Châu: Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phối hợp cứu chữa nạn nhân
Sức khỏe

Sập cầu Phong Châu: Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phối hợp cứu chữa nạn nhân

Trong những nạn nhân vụ sập cầu chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, ghi nhận trường hợp nặng nhất trong tình trạng hoảng loạn, nhiều vết thương và xẹp phổi. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phối hợp cùng để cứu chữa bệnh nhân vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh Hà Giang.
Sức khỏe

Bệnh viện tuyến huyện tự tin làm chủ kỹ thuật cao

Thực hiện hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về việc “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” tại tỉnh Hà Giang, những trái ngọt bắt đầu được thu hoạch, mang tới bước tiến vượt bậc đối với y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình.

Bệnh nhân D. đã xuất viện sau 5 ngày được đặt stent kịp thời
Sức khỏe

Bệnh nhân 71 tuổi xuất viện sau 5 ngày đặt stent động mạch vành

Sau 5 ngày đặt stent động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sức khỏe của bệnh nhân Trần T. D. (71 tuổi,  xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bị nhồi máu cơ tim cấp thành sau dưới đã ổn định. Nhịp tim, huyết động tốt, không còn các triệu chứng khó thở tức ngực và được xuất viện vào ngày 6.9.