Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tăng cường, phòng chống rét cho người bệnh

Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, bên cạnh việc tích cực điều trị cho bệnh nhân, các cơ sở y tế cũng triển khai nhiều biện pháp chống rét cho người bệnh.

Để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các bệnh viện giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống rét, chủ động triển khai nhiều biện pháp, bố trí thêm cán bộ, thiết bị giữ ấm tại khu vực bệnh nhân và người nhà người bệnh đến khám, điều trị.

Sở y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tăng cường, phòng chống rét cho người bệnh -0
Hệ thống cây sưởi gas di động giúp người nhà bệnh nhân sưởi ấm được lắp đặt tại một bệnh viện ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Xuân Quý)

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tăng cường công tác phòng chống rét cho bệnh nhân và người nhà người bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh viện đã yêu cầu các khoa, phòng chuyên môn rà soát, bổ sung các thiết bị, vật tư giữ ấm cho người bệnh như cửa sổ, cửa chớp tại các phòng khám và phòng bệnh nhân, chăn, đệm, thiết bị sưởi ấm…

Tại khoa Khám bệnh đã thực hiện phân luồng, sẵn sàng các trang thiết bị để cấp cứu, điều trị các trường hợp ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại và bệnh dịch. Đồng thời, thực hiện giảm quá tải khu vực khám bệnh, khu vực thu viện phí, thực hiện nghiêm túc khám bệnh theo lịch hẹn để hạn chế tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh.

Khoa Cấp cứu và các khoa nội trú của bệnh viện cũng đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong quá trình vận chuyển bệnh nhân đặc biệt với trẻ em, trẻ sơ sinh, người già. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống rét cho người bệnh đến khám chữa bệnh và người bệnh nằm điều trị.

Ngoài ra, các buồng khám bệnh, buồng điều trị người bệnh đảm bảo kín gió, bố trí đủ chăn đệm, phương tiện giữ ấm như chăn, quần áo ấm, quạt sưởi… đặc biệt tại phòng đẻ, phòng sau đẻ, khoa Nhi, khoa Sơ sinh, Hồi sức tích cực chống độc.

“Đồng thời, đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵng sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét lạnh hoặc thời tiết thay đổi bất thường gây ra như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, cúm, viêm đường hô hấp cấp”, ông Nguyễn Văn Thường cho biết.

Sở y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tăng cường, phòng chống rét cho người bệnh -0
Các khoa, phòng của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã bổ sung các thiết bị giữ ấm cho người bệnh như chăn, đệm, thiết bị sưởi ấm (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)

Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, đơn vị đã thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống rét cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Ông Vũ Ngọc Úy, Giám đốc Bệnh viện cho biết, các khoa phòng bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp có nguy cơ xảy ra nhiều hơn trong thời tiết giá lạnh như đột quỵ, các bệnh về tim mạch…

Bên cạnh đó, các khoa lâm sàng đã thực hiện các biện pháp, phương tiện giữ nhiệt độ phù hợp có đủ chăn đệm, lò sưởi, buồng bệnh đảm bảo kín gió như yêu cầu của Bộ tiêu chí Bệnh viện 2.0.

Thực hiện phòng chống rét cho người nhà người bệnh, không để người nhà nằm trên sàn nhà lạnh, hành lang… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, các khoa phòng tăng cường tập huấn kỹ năng chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và nguy cơ đảm bảo việc cấp cứu người bệnh kịp thời, đúng phác đồ.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều đã bổ sung thêm điều hòa hai chiều, máy sưởi, chăn ấm phục vụ người bệnh và người nhà người bệnh đến khám và điều trị.

Để giảm thiểu tác hại thời tiết đối với sức khỏe nhân dân, người bệnh và người nhà chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh.

Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp như các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp; tăng cường tập huấn kỹ năng chẩn đoán, xử trí bệnh đột quỵ, đánh giá tình trạng bệnh và nguy cơ để chuyển viện cứu chữa kịp thời trong “giờ vàng”.

Đồng thời, lãnh đạo các đơn vị, phòng điều dưỡng và các phòng ban liên quan giám sát chặt chẽ việc thực hiện phòng chống rét, kiểm tra các phương tiện phục vụ người bệnh trong các đợt kiểm tra bệnh viện quý I năm 2024; tổng hợp số liệu do ảnh hưởng của thời tiết và báo cáo các diễn biến bất thường để kịp giải quyết.

Sức khỏe

Hà Nội: Các cơ sở y tế phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h
Xã hội

Hà Nội: Các cơ sở y tế phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h

Trước những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h. Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của bão.

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?
Sức khỏe

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?

Mưa bão gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh về da, mắt phát triển và lây lan. Đồng thời, mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật.

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi
Sức khỏe

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi

Sau cơn bão lịch sử - bão số 3 (Yagi), các tỉnh phía Bắc tiếp tục phải đối mặt với tình trạng lũ lụt dâng cao. Nhằm giúp người dân khắc phục các vấn đề về sức khỏe, FPT Long Châu hỗ trợ sơ cứu vết thương và cấp phát các loại thuốc thiết yếu miễn phí tại 24 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ.

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn
Sức khỏe

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thông tin, cuối ngày và đêm 7.9, rạng sáng 8.9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên và BV Bạch Mai ký kết hợp tác y tế toàn diện.
Xã hội

Chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu cho ngành y tế Hưng Yên

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai và UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác hỗ trợ y tế giai đoạn 2024 - 2030. Nhiều chuyên môn, kỹ thuật của các lĩnh vực tim mạch, hồi sức, chống độc, cấp cứu, ngoại khoa, ghép tạng… sẽ được các giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp đào tạo, chuyển giao cho ngành y tế Hưng Yên.

Sập cầu Phong Châu: Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phối hợp cứu chữa nạn nhân
Sức khỏe

Sập cầu Phong Châu: Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phối hợp cứu chữa nạn nhân

Trong những nạn nhân vụ sập cầu chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, ghi nhận trường hợp nặng nhất trong tình trạng hoảng loạn, nhiều vết thương và xẹp phổi. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phối hợp cùng để cứu chữa bệnh nhân vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh Hà Giang.
Sức khỏe

Bệnh viện tuyến huyện tự tin làm chủ kỹ thuật cao

Thực hiện hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về việc “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” tại tỉnh Hà Giang, những trái ngọt bắt đầu được thu hoạch, mang tới bước tiến vượt bậc đối với y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình.

Bệnh nhân D. đã xuất viện sau 5 ngày được đặt stent kịp thời
Sức khỏe

Bệnh nhân 71 tuổi xuất viện sau 5 ngày đặt stent động mạch vành

Sau 5 ngày đặt stent động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sức khỏe của bệnh nhân Trần T. D. (71 tuổi,  xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bị nhồi máu cơ tim cấp thành sau dưới đã ổn định. Nhịp tim, huyết động tốt, không còn các triệu chứng khó thở tức ngực và được xuất viện vào ngày 6.9.