Những sai lầm thường gặp ở người chạy bộ không thể bỏ qua

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, tăng cường tim mạch và tuần hoàn, ngăn ngừa béo phì. Tuy nhiên, luyện tập không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của việc chạy bộ.

Những sai lầm thường gặp ở người chạy bộ không thể bỏ qua -0
Chạy bộ quá nhanh là sai lầm nhiều người mắc phải (Ảnh minh họa)

Theo đó, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực chỉ ra, những sai lầm thường gặp ở người chạy bộ như sau:

Chạy bộ quá nhanh

Chạy bộ quá nhanh là một trong những sai lầm điển hình của người mới chạy bộ. Việc chạy bộ quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và gây mệt mỏi cho người tập.

Điều quan trọng nhất trong chạy bộ là duy trì tập luyện đều đặn và không tập quá sức ở mỗi buổi tập. Do đó, nếu muốn cải thiện sức khỏe và thể lực thông qua việc chạy bộ, nên thực hiện nó một cách chậm rãi.

Trong đó, tốc độ phù hợp là điều kiện cần thiết để rèn luyện sức bền hiệu quả. Để xem bạn có chạy quá nhanh hay không có thể kiểm tra bằng cách: Chạy mà không thở hổn hển, có nghĩa là vẫn có thể trò chuyện trong khi chạy bộ.

Không kiểm tra sức khỏe trước khi bắt đầu chạy

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, đây cũng là một sai lầm nhiều người mắc phải. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết các trường hợp tử vong trong thể thao là do người tham gia không được chăm sóc y tế đầy đủ.

Nhiều người cho rằng việc chạy bộ đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, với một số trường hợp cụ thể như thừa cân, ốm yếu hoặc trên 65 tuổi và hiếm khi tập thể dục… nên được bác sĩ kiểm tra trước khi bắt đầy tập chạy bộ lần đầu tiên.

Chọn sai giày chạy

Một đôi giày phù hợp là điều quan trọng nhất khi chạy bộ. Giày không vừa chân, quá rộng hoặc quá chật có thể gây ra vấn đề, thậm chí là chấn thương khi tập luyện.

Do đó, khi mua giày, nên thử sao cho thật vừa vặn, thoải mái. Nên thường xuyên thay giày chạy bộ sau khi chạy 600 km.

Khởi động không đúng cách

Nhiều người cho rằng chạy chính là khởi động nên thường không khởi động hoặc khởi động không đúng cách.

Tuy nhiên, việc khởi động trước khi chạy bộ có thể giúp việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn, tránh được các chấn thương. Nên bắt đầu chạy với việc đi bộ chậm trong 5 phút sau đó nhanh hơn.

Chạy bộ quá muộn

Việc lựa chọn chạy vào buổi tối có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Nên chạy bộ trước khi ngủ khoảng 2 tiếng hoặc chạy bộ vào buổi sáng hoặc trong giờ nghỉ trưa.

Điều này cho phép bạn bắt đầu ngày làm việc sảng khoái và có nhiều thời rảnh để tham gia các hoạt động khác vào cuối ngày.

Tập luyện quá sức

Nhiều người quá mong mỏi hiệu quả của việc chạy bộ nên đã dành nhiều thời gian để luyện tập. Điều này dẫn đến hiệu suất giảm sút hoặc trì trệ vì cơ thể không thể theo kịp sự thích nghi, khiến cơ thể bị đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, dễ dẫn đến chấn thương, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng và thay đổi tâm trạng.

Uống không đủ nước

Bổ sung đủ nước rất quan trọng đối với người chạy bộ vì nước giúp tăng cường khả năng điều chỉnh nhiệt độ. Nước giúp cải thiện khả năng phục hồi nhanh của cơ thể sau các cuộc đua dài.

Uống đủ nước cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng chuột rút cơ bắp, giữ tinh thần tỉnh táo, tập trung và nhu cầu nước uống của mỗi người sẽ khác nhau.

Thông thường nên uống khoảng 450ml-650ml nước trước khi chạy. Cứ chạy được 20 phút bổ sung 150-230 ml nước.

Nước khoáng chứa natri và magie hoặc nước ép không đường rất phù hợp cho người chạy bộ. Nếu bị thiếu nước trong khi chạy có thể khiến người chạy bị chuột rút, buồn nôn, chóng mặt.

Chạy bộ không đều

Nhiều người khi mới chạy bộ thường chăm chỉ luyện tập trong một tuần đầu, sau đó nghỉ cả tuần tiếp theo, rồi mới bắt đầu chạy lại. Tuy nhiên, đây là một sai lầm.

Để đạt được hiệu quả của việc chạy bộ cần luyện tập thường xuyên. Tốt nhất nên chạy 3 lần/tuần, khoảng 30 phút/lần.

So sánh với những người chạy bộ khác

Không nên so sánh mình với những người khác, bởi mỗi người có sức khỏe, khả năng chịu đựng khác nhau, sở thích khác nhau.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cho rằng, việc so sánh mình với người khác làm tăng áp lực lên bản thân và khiến cho tinh thần luyện tập có thể giảm sút. Do vậy, bạn hãy lắng nghe cơ thể để tìm được cách luyện tập hiệu quả nhất và cải thiện mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.