Những sai lầm thường gặp khi xử trí bệnh nhân bị đột qụy não

Đột qụy là căn bệnh đang ngày có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, đáng nói hiện nay còn có rất nhiều những quan điểm sai lầm về đột qụy, chính điều này làm mất cơ hội vàng điều trị khiến bệnh nhân bị liệt, thậm chí là tử vong.

Bác sĩ Phạm Văn Cường- Khoa Can thiệp mạch thần kinh- Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, hiện nay số lượng người bị đột qụy ngày càng gia tăng, đáng nói là số người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.

“Nhiều người vẫn nghĩ đột qụy là căn bệnh ở người già trên 60 tuổi, nhưng thực tế thời gian gần đây số người trẻ nhập viện vì đột qụy ngày càng tăng. Tại khoa tôi số bệnh nhân trẻ chiếm khoảng 20-30% (bệnh nhân dưới 50 tuổi), có những bệnh nhân 12 tuổi đã nhập viện vì đột qụy do dị dạng mạch máu não”, bác sĩ Cường cho hay.

Điều bác sĩ Cường hết sức cảnh báo đó là việc hiện có rất nhiều những quan điểm chưa đúng về đột qụy, từ đó dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và hệ lụy để lại là vô cùng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Một số sai lầm thường gặp khi bị đột qụy não

Cạo gió khi bị đột quỵ: Khi bệnh nhân bị đột quỵ thường có những biểu hiện như tê bì chân tay, liệt chân tay hoặc nửa người, mặt lệch, nói khó, chóng mặt, đau đầu… Chính những biểu hiện này nên nhiều người cho rằng người bệnh bị cảm và tiến hành đánh gió, cạo gió bằng nhiều cách. Tuy nhiên, việc cạo gió không có tác dụng khi bị đột quỵ, mà nó chỉ làm mất thời gian vàng điều trị.

Châm kim vào đầu tay: Đây cũng là “mẹo” được truyền tai rất là nhiều khi ai đó bị đột quỵ, tuy nhiên việc châm vào đầu ngón tay cho chảy máu không thể cứu được người bệnh, ngược lại còn khiến bệnh tình nặng hơn, vì cơn đau khi châm sẽ làm tăng huyết áp của bệnh nhân.

Tự ý sử dụng các loại thuốc đông y: Với những người có tiền sử cao huyết áp hoặc bị đột quỵ thường gia đình luôn chuẩn bị sẵn một vài viên thuốc đông y đắt tiền để phòng và sử dụng khi cần. Tuy nhiên, với đột quỵ não việc uống loại thuốc này không đúng sẽ không có tác dụng thậm chí có hại cho người bệnh. Chính việc cho uống thuốc và nghĩ uống thuốc tốt là sẽ khỏi bệnh sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan không đưa đi viện sớm, làm mất cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh.

“Thực tế quá trình tiếp nhận, tôi gặp nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng sống mũi, thái dương bị đỏ do cạo gió; đầu ngón tay tổn thương do châm kim chảy máu; hay có trường hợp răng vàng khè do dùng thuốc đông y…Với những trường hợp này thường cơ hội hồi phục hoàn toàn là rất khó, do mất thời gian vàng điều trị”, bác sĩ Cường cảnh báo.

Chờ bệnh nhân ổn định mới đưa đi viện: Với những trường hợp bị đột quỵ não nặng, rơi vào tình trạng hôn mê ngay lập tức thì người nhà càng phải đưa đi viện sớm. Tuy nhiên, đa số mọi người lại sợ đưa đi như vậy máu chảy nhiều hơn và tử vong nhanh hơn và chờ bệnh nhân ổn định mới đưa tới viện. Đây là sai lầm nghiêm trọng và khiến bệnh nhân mất đi cơ hội điều trị kịp thời.

Những sai lầm thường gặp khi xử trí bệnh nhân bị đột qụy não -0
Khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ, người nhà cần đưa đi viện ngay lập tức (Ảnh: iStock)

Truyền bá tư tưởng sai về điều trị đột quỵ: Bác sĩ Cường cho biết, hai vấn đề hay gặp nhất đó là thực dưỡng đánh bay đột quỵ và tập luyện theo môn phái để điều trị đột quỵ.

“Tôi đã từng có bệnh nhân vào viện điều trị và được chỉ định dùng thuốc thường xuyên, tuy nhiên khi về nhà nghe lời đồn tập môn thể dục theo môn phái mới được nhiều người rỉ tai nhau. Tuần đầu tiên tập sức khỏe ổn hơn nên bệnh nhân bỏ luôn dùng thuốc. Sau khi ngừng thuốc chưa đến 1 tuần thì bị đột quỵ, may mắn nhà ở Hà Nội nên được đưa vào viện sớm và giữ lại được tính mạng. Sau đó bệnh nhân sợ không dám tập luyện môn phái ấy nữa”, bác sĩ Cường thông tin.

Nhầm lẫn so với bệnh khác: Đột quỵ não nhẹ có những triệu chứng giống với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (phong hàn) nên nhiều người đi tìm phương pháp điều trị chưa đúng. Do vậy, khi có các triệu chứng như méo mặt, khó nói, ăn rơi vãi cần đến viện gấp để bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân chính xác.

Chủ quan đợi xem tự hồi phục không: Đây là sai lầm thường gặp ở những người bị đột quỵ nhẹ như có cơn chóng mặt, đau đầu hoặc bị tê bì chân tay, mệt mỏi nhưng chủ quan vào giường nằm ngủ một giấc xem có khỏe lại không. Đáng tiếc, đa số các trường hợp khi tỉnh dậy đã ở trong tình trạng nặng hoặc rất nặng, đến viện mất đi cơ hội điều trị trong giờ vàng.

Bác sĩ Cường chia sẻ: “Cách đây một thời gian, có một trường hợp nam bệnh nhân tối hôm trước cảm thấy chóng mặt nhưng chủ quan vào giường nằm nghỉ, đợi sáng hôm sau xem có đỡ không. Sáng hôm sau người nhà phát hiện đã ở trong tình trạng hôn mê nên vội đưa vào viện. Đáng tiếc, trường hợp này vào viện quá muộn, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã từ vong sau 3 ngày do đột quỵ não quá nặng”.

Theo Bác sĩ Cường, giờ vàng điều trị đột quỵ tùy phương pháp sẽ ở trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tiếng. Với người bệnh đưa đến sớm trong khoảng từ 3 cho đến 4,5 tiếng khi bị đột quỵ các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông. Ngoài ra có một phương pháp khác là đưa dụng cụ chuyện dụng vào vùng tổn thương để lấy cục máu đông ra và chỉ định này chỉ có thời gian trong vòng 6 tiếng từ khi bị đột quỵ.

Nếu quá thời gian này thì não tổn thương rất nhiều và không có chỉ định can thiệp như đã nói trên, khi đó não cũng không có khả năng phục hồi vì khi bị tắc mạch máu não, mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não bị chết đi.

Hãy thay đổi lối sống để phòng đột quỵ

Theo bác sĩ Cường, với đột quỵ não nhất là với người trẻ thì thường do những nguyên nhân sau:

-Do các bất thường về mạch máu não, các dị dạng mạch có thể bị vỡ ra gây xuất huyết não, hoặc tắc mạch não gây nhồi máu ở những bệnh nhân bị bệnh lý hẹp mạch não tiến triển (Moyamoya).

- Do có vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân này trước đây ít gặp nhưng giờ gặp hơn, đó là do những rối loạn nhịp, hoặc bệnh lý van tim… sẽ tạo thành những huyết khối trong tim và di chuyển lên trên não gây tắc mạch và đột quỵ.

- Do những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như những người có thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, từ đó gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu sớm, cao huyết áp, béo phì…

- Nguyên nhân thứ tư hiếm gặp hơn, có thể gặp ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài, nạo hút thai, phụ nữ sau sinh... dẫn tới nguy cơ tăng đông máu và gây tắc tĩnh mạch não.

Các bác sĩ chia sẻ quy tắc FAST để nhận biết và cấp cứu nhanh người bị đột quỵ như sau:

- F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

- A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.

- S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.

- T (Time): Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.