Những hiểu lầm thường gặp khiến bệnh đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới và 11.000 tử vong do đột quỵ. Trong đó, có nhiều người không biết mình có yếu tố nguy cơ cho đến khi mắc bệnh.

Người trẻ đừng chủ quan 5 hiểu lầm về đột quỵ -0
Bệnh đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa (Ảnh minh họa)

Theo đó, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực gợi ý, những hiểu lầm thường gặp khiến cho bệnh đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa như sau:

Đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi?

Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi tác bởi vì người lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính đi kèm như tăng huyết áp, tim mạch, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường. Chưa kể đến những thói quen xấu khi còn trẻ như hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya, căng thẳng… tích lũy theo năm tháng trở thành mối nguy cho sức khỏe khi về già.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) ngày càng tăng, thậm chí chỉ mới 12-13 tuổi cũng bị đột quỵ.

Nhiều trường hợp người bệnh bị tàn phế thậm chí tử vong khi tuổi đời còn rất trẻ. Chính vì vậy, đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được can thiệp kịp thời.

Đột quỵ chỉ xảy ra ở người thừa cân, béo phì?

Có khoảng 90% các ca đột quỵ gây ra bởi các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch… các bệnh lý này thường gặp ở người thừa cân, béo phì. Dù vậy, người gầy hay có cân nặng bình thường nhưng không có lối sống lành mạnh, chế độ vận động phù hợp, lạm dụng các chất kích thích thì vẫn có nguy cơ cao mắc đột quỵ.

Tỷ lệ tái phát sau đột quỵ

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau đột quỵ khoảng 3% – 23% trong vòng một năm đầu tiên, 10% – 53% trong vòng 5 năm. Các cơn đột quỵ sau thường để lại di chứng nặng nề hơn lần đầu. Vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ việc điều trị và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giảm tỷ lệ tái phát bệnh.

Người bệnh không thể phục hồi sau cơn đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế nhưng không phải ai bị đột quỵ cũng bị liệt hoặc yếu. Di chứng sau cơn đột quỵ của mỗi người khác nhau tùy thuộc vào số lượng mô não bị ảnh hưởng và thời gian cấp cứu nhanh như thế nào.

Người bị đột quỵ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng “thời gian vàng” vẫn có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Bệnh đột quỵ không có dấu hiệu nhận biết

Một hiểu lầm thường gặp khác về đột quỵ là các cơn đột quỵ hoàn toàn không hề có dấu hiệu báo trước. Theo Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ, các dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ ở mỗi người sẽ khác nhau, các quy tắc cơ bản giúp bạn nhận biết sớm đột quỵ (BEFAST). Cụ thể:

- B (Balance): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
- E (Eyesight): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
- F (Face): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
- A (Arm): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
- S (Speech): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
- T (Time): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, tránh bỏ lỡ thời gian vàng cứu sống bệnh nhân.

Bác sĩ khuyến cáo, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào dù bạn còn trẻ hay đã về già và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó cần chủ động phòng ngừa đột quỵ.

Do vậy, mọi người nên khám sức khỏe hàng năm để kịp thời phát hiện và can thiệp sớm bệnh đột quỵ cũng như các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, cần tập cho mình lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.