Nhiều ca ngộ độc thức ăn trong mùa nắng nóng, bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh

Gần đây, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tục tiếp nhận các ca bệnh với chẩn đoán nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Bác sĩ nhận định, thời tiết mùa hè nắng nóng và oi bức rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Nữ bệnh nhân trung tuổi, được đưa tới cấp cứu tại Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 với chẩn đoán nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn.

Người bệnh chia sẻ, buổi sáng trước khi vào viện có ăn một quả dưa lê đã cắt và để trong tủ lạnh từ tối hôm trước. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện buồn nôn, nôn ra dịch dạ dày có lẫn thức ăn, kèm theo đau bụng âm ỉ quanh rốn, đi ngoài phân lỏng, rối loạnh tiểu tiện.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng: Ý thức tỉnh, kích thích, môi khô, lưỡi bẩn, đau bụng nhiều, nôn, sốt cao, huyết áp thấp (90/50mmHg). Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị và chăm sóc kịp thời. Đến nay, người bệnh toàn trạng ổn định và đã được ra viện.

Theo các bác sĩ Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, gần đây, Khoa liên tục tiếp nhận các ca bệnh với chẩn đoán nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Bác sĩ nhận định, thời tiết mùa hè nắng nóng và oi bức rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ gây bệnh cho con người.

Với trường hợp nữ bệnh nhân nói trên, nếu không xử trí kịp thời rất dễ xảy ra nguy cơ và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều ca ngộ độc thức ăn nhập viện cấp cứu, bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh -0
Bệnh nhân nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn điều trị tại Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ, nhiễm khuẩn nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh cảnh lâm sàng chính là hội chứng viêm dạ dày, tiểu tràng cấp tính.

Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng; khi ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như: thịt, đặc biệt thịt tái, sống, sữa, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chin; khi dùng rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm Salmonella bởi phân người và súc vật.

Hướng điều trị khi bị nhiễm khuẩn nhiễm độc bao gồm: Bù nước, điện giải bị mất; Ưu tiên đường uống; Chỉ truyền dịch khi không uống được, nôn nhiều, mất dịch điện giải nặng; Điều trị triệu chứng: sốt, an thần, vitamin, nâng đỡ cơ thể, trợ tim mạch...; Dùng kháng sinh khi tác nhân là vi khuẩn.

Với ngộ độc C.Botulinum, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày, thụt tháo (loại bỏ độc tố), dùng huyết thanh kháng độc tố, điều trị liệt cơ (hô hấp).

Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên vệ sinh ăn uống: nấu chín thực phẩm, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào vật ô nhiễm.

Bên cạnh đó, chú ý chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách. Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản. Không để người mang khuẩn (đang mắc bệnh, nghi ngờ mắc) làm việc ở khu vực chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ chơi trẻ em. Người bị viêm mũi xoang, mũi họng không nên làm nghề chế biến thực phẩm hoặc nấu ăn.

Lưu ý, với đồ hộp bị thủng, phồng hoặc biến màu, nên loại bỏ, không sử dụng.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.